Chính quyền Hawaii đang chuẩn bị nộp đơn kiện sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump. Đây cũng là bang đầu tiên chống đối sắc lệnh này.
Fox News cho biết, các luật sư bang Hawaii sẽ nộp đơn kiện vào ngày 8/3 nhằm đ́nh chỉ việc thực thi sắc lệnh hành pháp mới về người nhập cư và tị nạn do Tổng thống Trump kư cách đây 2 hôm, trước khi sắc lệnh này chính thức có hiệu lực vào ngày 16/3 tới.
Các luật sư cho biết họ sẽ nỗ lực để hối thúc ṭa án liên bang ban hành lệnh dừng việc thi hành sắc lệnh di trú gây tranh căi trên vào ngày 15/3, tức chỉ một ngày trước khi sắc lệnh này có hiệu lực.
“Sắc lệnh hành pháp mới vẫn không khác ǵ lệnh cấm người Hồi giáo phiên bản 2. Dưới mác bảo đảm an ninh quốc gia, sắc lệnh mới vẫn nhắm mục tiêu đến người nhập cư và người tị nạn”, Tổng chưởng lư bang Hawaii Doug Chin cho biết.
Trong sắc lệnh di trú mới, chính quyền của Tổng thống Trump tạm thời dừng cấp thị thực cho công dân của 6 quốc gia có đông dân Hồi giáo gồm Syria, Libya, Iran, Somalia, Yemen và Sudan trong ṿng 90 ngày và dừng tất cả các chương tŕnh tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ trong ṿng 120 ngày. So với sắc lệnh di trú đầu tiên, Iraq đă được đưa ra khỏi danh sách cấm gây tranh căi này.
Theo Neal Katyal, một trong những luật sư hàng đầu của bang Hawaii, “mặc dù sắc lệnh hành pháp mới nhắm mục tiêu đến ít người hơn so với sắc lệnh cũ, nhưng lệnh cấm này vẫn tồn tại những thiếu sót về Hiến pháp và pháp luật tương tự sắc lệnh cũ".
Theo đó, chính quyền bang Hawaii đă liên hệ với đại diện Bộ Tư pháp Mỹ và cả hai đă đề nghị thẩm phán ṭa án liên bang thông qua một lịch tŕnh nhanh gọn để sắp xếp phiên ṭa xét xử trước khi sắc lệnh mới có hiệu lực. Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ đă gửi thông báo đến ṭa án liên bang về sắc lệnh di trú mới và tuyên bố sắc lệnh mới không liên quan tới phán quyết đă đ́nh chỉ sắc lệnh nhập cư cũ.
Hawaii trước đây đă từng đệ đơn kiện sắc lệnh di trú đầu tiên của Tổng thống Trump nhưng vụ kiện này tạm thời bị gác lại sau khi thẩm phán liên bang ở Seattle, bang Washington ra phán quyết đ́nh chỉ việc thực thi sắc lệnh trên quy mô toàn quốc hồi cuối tháng 1. Lần này, Hawaii tiếp tục đệ đơn kiện sửa đổi trong khuôn khổ của sắc lệnh di trú mới.
VietBF © Sưu tập