Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đă có bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 53 về an ninh. Hội nghị diễn ra ở Munich thu hút NATO về những phát biểu của Ngoại trưởng Nga. Ngày 4/3/2017, Đại sứ quán Nga đă phát thông báo về bài phát biểu gây chú ư này.
Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Toàn văn bài phát biểu như sau:
"Thưa các quư vị, 10 năm về trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă phát biểu tại hội nghị này với bài diễn văn, mà nhiều người ở phương Tây đă xem như một thách thức và thậm chí là mối đe dọa, mặc dù ư chính trong thông điệp của ông là cần thiết từ bỏ các hành động đơn phương và chuyển sang hợp tác trung thực, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, đánh giá chung về các vấn đề toàn cầu và cùng soạn thảo các giải pháp tập thể. Trong khi đó, những cảnh báo được đưa ra về những hậu quả tai hại của các mưu toan ngăn cản h́nh thành một thế giới đa trung tâm, tiếc rằng, đă trở thành hiện thực.
Nhân loại ngày nay đang đứng giữa ngă ba đường. Cả một giai đoạn lịch sử, có thể định nghĩa nó như thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”, đă đến hồi kết thúc. Kết quả chính của nó, theo ư chúng tôi, là sự thất bại của những nỗ lực nhằm thích ứng các định chế “chiến tranh lạnh” với thực tế mới. Thế giới đă không bị “phương tây hóa”, không phải là an toàn và ổn định hơn.
Để chứng kiến việc này chỉ cần nh́n vào kết quả “dân chủ hóa” ở Trung Đông và Bắc Phi, và không chỉ ở đó. Việc mở rộng NATO đă dẫn đến mức độ căng thẳng chưa từng có trong ṿng ba mươi năm gần đây ở châu Âu. Nhưng chính trong năm nay là tṛn hai mươi năm kể từ khi kư tại Paris “Văn kiện cơ bản” Nga-NATO và mười lăm năm – kể từ khi thông qua Tuyên bố Rome về chất lượng mới trong quan hệ Nga-NATO.
Trong cơ sở các văn kiện này có cam kết của Nga và phương Tây cùng nhau đảm bảo an ninh trên cơ sở tôn trọng các lợi ích của nhau, tăng cường tin cậy lẫn nhau, ngăn chặn rạn nứt EuroAtlantic, xóa bỏ đường phân chia. Điều đó đă không xảy ra, chủ yếu do NATO vẫn là thể chế “Chiến tranh Lạnh”.
Người ta nói rằng, các cuộc chiến tranh bắt đầu ở đầu con người. Theo logic đó, th́ chúng cần phải kết thúc chính ở nơi đó. Song, với “chiến tranh lạnh” điều đó c̣n chưa diễn ra. Cụ thể là, nếu phán xét theo một số những bài phát biểu của các chính trị 3 gia ở châu Âu và Mỹ, bao gồm cả các tuyên bố mà hôm qua và hôm nay đă đưa ra vào lúc bắt đầu Hội nghị của chúng ta. Về việc mở rộng NATO tôi đă nói. Chúng tôi kiên quyết không đồng ư với những ai cáo buộc Nga và các trung tâm mới có ảnh hưởng toàn cầu âm mưu phá hoại cái gọi là “Trật tự thế giới tự do.”
Cuộc khủng hoảng của mô h́nh thế giới này đă được lập tŕnh tại thời điểm khi khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế và chính trị đă được suy tính chủ yếu như một công cụ đảm bảo sự lớn mạnh của câu lạc bộ giới thượng lưu giữa các quốc gia và sự thống trị của họ lên tất cả các quốc gia khác. Sự bền vững khách quan của hệ thống như vậy không thể lâu dài. Và bây giờ các nhà lănh đạo có trách nhiệm phải có một lựa chọn. Tôi hy vọng rằng, sẽ có một lựa chọn v́ trật tự thế giới dân chủ và công bằng, nếu muốn, hăy gọi nó là “post-west”, khi mà mỗi quốc gia, dựa trên chủ quyền của ḿnh theo luật pháp quốc tế, sẽ có tham vọng t́m kiếm sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia ḿnh và lợi ích quốc gia của các đối tác, đồng thời tôn trọng bản sắc văn hóa - lịch sử và văn minh của mỗi quốc gia trong đó.
Nga không bao giờ che giấu quan điểm của ḿnh, đă và đang chân thành ủng hộ công việc b́nh đẳng để tạo ra không gian an ninh chung, quan hệ láng giềng tốt và phát triển từ Vancouver đến Vladivostok. Những căng thẳng trong những năm gần đây giữa Bắc Mỹ, châu Âu và Nga là không theo quy luật tự nhiên, thậm chí tôi nói là chống lại tự nhiên. Nga – cường quốc Âu-Á, liên kết nhiều nền văn hóa và dân tộc.
Khả năng dự báo và thiện chí trong quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt với các nước láng giềng, luôn cố hữu trong chính sách của chúng tôi. Chính từ các quan điểm này chúng tôi làm việc chặt chẽ trong khuôn khổ CIS, Liên minh kinh tế Á-Âu, CSTO, SCO, BRICS. Láng giềng thân thiện và cùng có lợi là cơ sở của mối quan hệ giữa chúng tôi với châu Âu. Chúng tôi là một phần của lục địa duy nhất, cùng nhau viết lịch sử, đă đạt được nhiều thành tích khi làm việc cùng nhau v́ sự thịnh vượng của các dân tộc chúng ta.
Hàng triệu công dân Liên Xô đă cống hiến cuộc đời ḿnh v́ tự do của châu Âu. Chúng tôi muốn nh́n thấy một châu Âu hùng cường, độc lập trong các vấn đề quốc tế và có thái độ thận trọng đối với quá khứ và tương lai chung của chúng ta, vẫn cởi mở với toàn thế giới. Không thể vui mừng khi, EU không t́m ra cho ḿnh nghị lực để từ bỏ việc xây dựng chính sách Nga theo nguyên tắc “mẫu số nhỏ nhất”, trong khi lợi ích thực dụng căn nguyên của các nước thành viên bị hiến dâng cho việc đầu cơ bài Nga trên nguyên tắc “t́nh đoàn kết”.
Chúng tôi hy vọng vào sự thắng lợi của lương tri. Những mối quan hệ nào chúng tôi muốn với Hoa Kỳ? Các mối quan hệ của chủ nghĩa thực dụng, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết về trách nhiệm đặc biệt v́ sự ổn định toàn cầu. Hai nước chúng tôi chưa bao giờ có xung đột trực tiếp, giữa chúng tôi đă có lịch sử hữu nghị lớn hơn, chứ không phải đối đầu. Nga đă làm không ít để ủng hộ nền độc lập của Mỹ, để việc h́nh thành của Mỹ như một nhà nước hùng mạnh duy nhất. Về lợi ích chung của chúng tôi - xây dựng các mối quan hệ Nga-Mỹ mang tính xây dựng.
Hơn nữa, Mỹ - nước láng giềng không xa hơn Liên minh châu Âu. Tại eo biển Bering phân chia chúng tôi chỉ có 4 km. Tiềm năng hợp tác chính trị, kinh tế và lĩnh vực nhân đạo là rất lớn. Nhưng tiềm năng này, tất nhiên, c̣n phải được thực hiện. Chúng tôi cởi mở cho việc đó trong chừng mực nào, mà Mỹ sẵn sàng. Hôm nay không có thiếu sót trong đánh giá về căn nguyên của những thách thức toàn cầu như khủng bố, buôn bán ma túy, khủng hoảng bao trùm khu vực từ Libya tới Afghanistan, những nơi như Syria, Iraq, Libya và Yemen đang đổ máu. Chắc chắn là, cuộc tranh luận tại Munich sẽ tạo ra cơ hội để xem xét chi tiết những vấn đề này, cũng như các cuộc xung đột tiếp diễn ở châu Âu. Điều chính yếu – việc giải quyết bất cứ ở đâu cũng không thể đạt được bằng giải pháp quân sự. Điều đó cũng hoàn toàn liên quan đến cuộc xung đột nội bộ Ukraine. Không có lựa chọn khác cho việc thực thi “Các biện pháp đồng bộ” Minsk 5 là thông qua đối thoại trực tiếp giữa Kiev với Donetsk và Lugansk. Đấy là quan điểm cứng rắn của Nga, phương Tây và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều quan trọng là, chính quyền Kiev có biện pháp thực hiện nghĩa vụ của ḿnh.
Ngày nay, hơn bao giờ hết cần một cuộc đối thoại về tất cả các vấn đề phức tạp, hy vọng t́m kiếm các thỏa hiệp hai cùng bên chấp nhận được. Hoạt động theo hướng đối đầu, “các tṛ chơi tổng bằng không” sẽ không có ǵ là tốt. Nga không muốn xung đột với bất cứ ai, nhưng sẽ luôn có khả năng bảo vệ các lợi ích của ḿnh. Ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi - đạt được các mục đích của ḿnh thông qua đối thoại, t́m kiếm sự đồng thuận trên cơ sở cùng có lợi.
Thật đúng lúc dẫn dụ về huấn thị của ngoại trưởng Nga A.M.Gorchakov tháng 7 năm 1861 đă gửi cho E.A.Stekli, phái viên Nga tại Mỹ: “không có các lợi ích khác biệt nào mà không thể ḥa giải, khi làm việc nhiệt tâm và cần cù ... trên tinh thần công bằng và ôn ḥa”. Nếu tất cả đồng ư với cách tiếp cận này, th́ chúng ta có thể nhanh chóng vượt qua giai đoạn “post-truth”, gạt bỏ những chiến tranh thông tin cuồng loạn đang áp đặt cho cộng đồng quốc tế và chuyển sang làm việc trung thực, không bị đánh lạc hướng bởi những điều dối trá và bịa đặt. Hăy coi đó là thời đại “post-fake”."