Trong một tháng đầu tiên ông Trump đă lập ḱ tích khi xóa được 12 tỷ USD trong tổng số nợ công của Mỹ.
Chia sẻ trên Twitter, ông Trump nói rằng ông đă xoay xở giảm được 12 tỉ USD trong tổng số nợ công. Cùng với đó, trong tháng đầu tiên của ông Obama th́ tổng số nợ công tăng 200 tỉ USD.
Ông Trump cáo buộc truyền thông Mỹ đă làm ngơ trước sự thật này. Vị tân tổng thống Mỹ cũng nói thêm rằng ông “vô cùng lạc quan về tương lai của nền thương mại và việc làm tại Mỹ”.
Theo RT, các số liệu mà ông Trump đề cập trùng khớp với dữ liệu mà Bộ Tài chính Mỹ công bố.
Theo đó vào ngày 20/1/2017, ngày ông Trump nhậm chức, tổng số nợ công của Mỹ là 19.947 tỉ USD. Tới ngày 21/2/2017, tổng số nợ công của Mỹ là 19.935 tỉ USD.
Trong khi đó, cũng theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng tại nhiệm kỳ đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, số nợ công đă tăng hơn 200 tỉ USD, từ 10.626 tỉ USD lên 10.838 tỉ USD.
Các b́nh luận của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra chỉ một ngày sau khi Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Mỹ) dự đoán rằng “chính sách của ông Trump có thể sẽ làm gia tăng thâm hụt ngân sách đáng kể”.
Theo kết quả phân tích về số nợ công Mỹ đă tăng bao nhiêu theo thời gian thực của trang USdebtclock.org, trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, nợ công Mỹ đă tăng từ 10,7 ngàn tỉ USD lên 19,6 ngàn tỉ USD, tức tăng thêm gần 86%, một con số cao kỷ lục.
RT cho biết ngân sách lớn nhất được Mỹ chi cho là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chiếm hơn 1,1 ngàn tỉ trong tổng số nợ công.
Chi phí cho an ninh xă hội chiếm 900 tỉ USD trong khi 585 tỉ USD được chi cho quốc pḥng và các cuộc chiến.
Hồi tháng 11/2016, sau kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, Trung tâm chính sách thuế (TPC) đóng tại Washington D.C. nói rằng nợ công của Mỹ sẽ tăng lên 7,2 ngàn tỉ USD trong 10 năm và tăng lên 20,9 ngàn tỉ USD vào năm 2036.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố sẽ giảm nợ công Mỹ và giới hạn thâm hụt ngân sách.
Ngày 22/2, một lần nữa ông Trump một lần nữa đă đề cập tới vấn đề này. Vị tân tổng thống cam kết sẽ giúp nước Mỹ ngăn chặn việc chi tiêu hoang phí tiền của những người đóng thuế.
“Tài chính nước Mỹ là một đống hỗn độn nhưng chúng ta sẽ dẹp bỏ chúng. Chúng ta sẽ không để tiền bị chi tiêu lăng phí. Chúng ta phải làm nhiều hơn”, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh.
Trước đó, trong buổi tranh luận Tổng thống Mỹ, hồi tháng 9/2016, ứng viên đảng Cộng ḥa Donald Trump đă từng không chỉ tấn công đối thủ là Hillary Clinton, mà c̣n cả những người ủng hộ bà, trong đó có Tổng thống Barack Obama.
Trump không ngần ngại tuyên bố: "Khi chính quyền Obama nhậm chức, đất nước đang gánh số nợ bằng cả 230 năm lịch sử, nhưng ông ta đă lập kỷ lục. Ông ta khiến số nợ tăng gấp đôi chỉ trong gần 8 năm, chính xác hơn là 7 năm rưỡi".
Theo trang tin tài chính The Balance, hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đă chứng kiến mức nợ công tăng vọt. Trong ṿng 7 năm, nợ công tăng 56%, tương ứng với 6,494 ngh́n tỷ USD. Các chuyên gia khác đưa ra con số lên đến 9 ngh́n tỷ USD, tùy theo nhiều cách tính khác nhau.
Kịch bản lặp lại ở Nga
Không chỉ có Mỹ, t́nh trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển và đang phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra t́nh trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia, đặc biệt là Nga.
Cơ quan đánh giá quốc tế Standard & Poors (S&P) cho biết nợ công của Nga đến năm 2050 sẽ vượt quá 262% GDP và theo báo cáo của Reuters chỉ số này cho thấy Nga có thể sẽ là một trong những quốc gia “ ngập đầu trong nợ” của thế giới.
Đây được coi là hệ lụy của quá tŕnh già hóa dân số và các chi phí phúc lợi xă hội liên quan. Những yếu tố nêu trên ảnh hưởng đến thứ hạng (rating) của Nga.
Theo cảnh báo của S&P, Nga có thể vẫn phải chật vật loay hoay với các loại đầu cơ trong nhiều thập kỷ nữa.
Hiện tại mức nợ công của Nga vẫn chưa đến mức đáng lo ngại. Tuy nhiên, Nga đang chứng kiến quá tŕnh già hóa dân số với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang giảm đi rơ rệt và tỷ lệ nghỉ hưu đang tăng lên đáng kể.
Tuổi nghỉ hưu bao gồm phần đông các thế hệ sinh ra từ cuối thập niên 1950 và thay thế cho họ chỉ có số lượng ít thế hệ trẻ được sinh ra vào những năm đầu thập niên 1990.
Cơ quan xếp hạng tín dụng này cũng đưa ra một viễn cảnh giả định rằng, nếu Nga không tiến hành bất cứ cuộc cải cách nào trong thời gian tới, chi phí phúc lợi mà chính phủ phải gánh cho hệ lụy quá tŕnh già hóa dân số (lương hưu, chăm sóc y tế cho người cao tuổi) sẽ tăng từ mức hiện tại là 13% GDP lên 19% GDP – nhanh hơn 1,6 lần mức trung b́nh của 58 quốc gia khác.
Hỗ trợ chi phí lương hưu ngày càng tăng sẽ buộc phải lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và do đó nợ chính phủ sẽ ngày càng tăng.
VietBF © sưu tầm
|