Con người sống và tồn tại được phải dựa vào môi trường tự nhiên. Vậy mà chính con người lại tự hủy diệt môi trường sống của ḿnh bới những hành động vô ư thức. Những sinh vật, động vật đă vào danh sách đỏ mà vẫn bị con người săn lùng, nguy cơ "đại tuyệt chủng" đến từ chính bàn tay của con người.
Các nhà khoa học tại một hội nghị ở Vatican đang t́m kiếm giải pháp cho “sự kiện đại tuyệt chủng” nhân tạo này.
Cứ 1 trên 5 loài vật Trái Đất hiện phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, và con số này sẽ tăng lên 50% vào cuối thế kỷ này
Cứ 1 trên 5 loài vật Trái Đất hiện phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, và con số này sẽ tăng lên 50% vào cuối thế kỷ này, trừ khi có những hành động khẩn cấp, Guardian đưa tin.
Đây là quan điểm của các nhà sinh học, sinh thái học và các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, những người sẽ họp mặt vào ngày 27.2 để xác định những thay đổi xă hội và kinh tế cần thiết để cứu hệ sinh quyển của hành tinh.
"Các chất liệu sống của thế giới đang trượt qua kẽ tay trong khi chúng ta không hề thể hiện sự quan tâm", theo các nhà tổ chức của Hội nghị Tuyệt chủng sinh học vừa được diễn ra tại Vatican tuần này.
Tuy hiện nay những sinh vật bị đe dọa như hổ hay tê giác thường xuyên xuất hiện trên mặt báo, nhưng không nhiều người chú ư tới sự biến mất của hầu hết các dạng sự sống khác, theo các nhà khoa học.
"Các chất liệu sống của thế giới đang trượt qua kẽ tay trong khi chúng ta không hề thể hiện sự quan tâm", theo các nhà khoa học
Các loài động thực vật này cung cấp cho con người thức ăn và thuốc thang. Chúng cũng làm trong sạch nguồn nước, bầu không khí bằng cách hấp thụ khí thải carbon từ ô tô và nhà máy của con người, tái tạo đất và cung cấp cho chúng ta nguồn cảm hứng nghệ thuật, theo các nhà khoa học.
"Các nước phương Tây giàu có đang ḅn rút tài nguyên của hành tinh và phá hủy hệ sinh thái với một tốc độ chưa từng có", nhà sinh vật học Paul Ehrlich, đến từ Đại học Stanford ở California nói.
"Chúng ta xây dựng đường cao tốc ở Serengeti để khai thác khoáng sản hiếm. Chúng ta lấy tất cả cá từ biển, phá huỷ các rạn san hô và đưa CO2 vào khí quyển. Chúng ta đă gây ra một sự kiện đại tuyệt chủng . Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để chúng ta ngăn chặn nó”, ông Ehrlich nói.
Cuộc gặp mặt ngày 27.2 là một trong những chương tŕnh được tổ chức bởi Vatican về vấn đề sinh thái. Giáo hoàng Francis coi đây là vấn đề cấp bách đối với Giáo hội Công giáo.
Một trong những người tổ chức, nhà kinh tế học Sir Partha Dasgupta của Đại học Cambridge, nói: "Chúng ta cần phải làm sáng tỏ quá tŕnh dẫn đến các nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt. Đó là lư do tại sao các cuộc họp ở Vatican sẽ bao gồm sự tham gia của các nhà khoa học tự nhiên và xă hội, cũng như các học giả từ các khoa học nhân văn”.