Cầm cốc tưởng là đơn giản mà không hẳn như vậy. Chúng ta hàng ngày đều vẫn cầm cốc ít nhất 1 lần. Nhưng ít ai biết rằng là chúng ta vẫn thường cầm sai.
Ai trong chúng ta hẳn cũng đă từng đoảng vị khi cầm cốc nước nhưng lại để nước bị trào, sánh ra ngoài dù đó chỉ ở khoảng cách cực gần như từ cây lấy nước về chỗ ngồi ḿnh ngồi.
Hăy nói xem, bạn thường cầm cốc uống nước của bạn theo kiểu ǵ?
Nhưng hóa ra, cách cầm cốc này của chúng ta từ trước đến nay đều SAI TOÉT.
Theo các nhà khoa học Hàn Quốc, cách cầm cốc này đă vô t́nh khiến cho lực thức uống nóng bên trong va vào thành cốc tăng lên, từ đó trào ra ngoài dễ hơn.
Đơn giản hơn, bạn hăy h́nh dung việc cầm cốc như trên giống cảnh sóng biển đánh vào bờ đá càng mạnh, bọt nước văng lên sẽ càng cao và xa hơn vậy.
Vậy cách cầm cốc đúng là ǵ?
Theo các chuyên gia, cách cầm đúng phải là giữ cốc ở phía trên, các ngón tay bấu chặt ở phần miệng cốc.
Cách cầm này sẽ làm giảm lực va đập ở bên trong cốc, tránh việc nước trào ra ngoài.
Tuy nhiên, theo nhiều người, cách cầm này không phải là không có vấn đề. Bởi lẽ, nó không khiến bạn có cảm giác an toàn mà luôn sợ tuột tay khỏi cốc.
Chưa kể, nếu lấy nước nóng, phần hơi nóng bốc lên sẽ lan tỏa khắp ḷng bàn tay bạn, nếu nước nóng quá có thể gây bỏng cũng nên.
Trong trường hợp cốc có nắp, bạn sẽ không lo bỏng hơi, nhưng đôi khi bạn lại dễ bị đẩy vào t́nh huống cầm nắp mà cốc đă rơi từ bao giờ...
V́ thế, các chuyên gia đă bật mí giải pháp thần kỳ khác - đó là "đi giật lùi". Bằng cách này, chúng ta sẽ giảm đáng kể chuyển động ở tay và kiểm soát lực tác động lên cốc, từ đó giảm hẳn nguy cơ sóng nước ra ngoài.
Có thể với nhiều người, đây không phải là phương pháp thuận tiện nhất mỗi khi cầm cốc nước, cốc cà phê nhưng ít nhất, chúng có thể giúp quần áo của bạn không bị "tắm" cà phê miễn phí.