Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra. Trên thế giới khu vực Đông Nam Á tương đối an toàn, nhưng cũng có nhiều nước có người dân theo đạo Hồi, IS có thể lợi dụng những người này để tuyên truyền cũng như trà trộn vào họ, phát động khủng bố. Bởi vậy các nước ASEAN cần tăng cường chia sẻ thông tin và kiểm soát khu vực biên giới để đối phó nguy cơ khủng bố gia tăng, theo chuyên gia của Cơ quan Pḥng chống ma túy và tội phạm LHQ (UNODC).
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra cảnh báo tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong những tháng gần đây tỏ ra rất quan tâm đến khu vực Đông Nam Á sau khi địa bàn hoạt động bị thu hẹp ở Trung Đông. V́ thế, nếu các nước trong khu vực vẫn thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ th́ khủng bố sẽ c̣n gia tăng hơn nữa trong năm 2017, nhất là khi các tay súng IS trở về nước để tiếp tục “thánh chiến”.
Cảnh báo trên được đưa ra bởi Jeremy Douglas, đại diện khu vực Đông Nam Á của Cơ quan Pḥng chống ma túy và tội phạm LHQ (UNODC) và Joseph Gyte, chuyên gia pḥng chống khủng bố khu vực Đông Nam Á của UNODC, trên tờ Bangkok Post. Hai chuyên gia này đă theo dơi sát sao các hoạt động khủng bố trong năm qua tại nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Trong năm 2016, ít nhất 170 nghi phạm khủng bố ở Indoneisa bị bắt giữ hoặc tiêu diệt, tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi nhiều đối tượng ở Malaysia vẫn t́m cách sang Syria và Iraq để gia nhập IS. Malaysia cũng ghi nhận vụ tấn công khủng bố đầu tiên do IS thực hiện vào tháng 6.2016, khi 2 kẻ t́nh nghi ném lựu đạn vào một quán bar ở thị trấn Puchong, gần thủ đô Kuala Lumpur, khiến 8 người bị thương.
Philippines cũng chứng kiến sự gia tăng các vụ đánh bom và bắt cóc của các nhóm có liên hệ với IS như Abu Sayyaf, trong khi tại Thái Lan đă có hơn 800 vụ tấn công khiến hơn 300 người thiệt mạng và 600 người bị thương trong năm 2016.
Lực lượng chống khủng bố Densus 88 của Indonesia
ASIAN CORRESPONDENT
Lợi dụng mâu thuẫn
Theo các chuyên gia Douglas và Gyte, nếu IS tiếp tục mất địa bàn ở Trung Đông th́ có thể hơn 1.000 chiến binh IS nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á sẽ quay về để phát triển tổ chức này trong khu vực.
Ngay từ tháng 6.2016, IS đă bắt đầu chuyển hướng sang khu vực này khi đưa ra một đoạn video kêu gọi những người ủng hộ IS tham gia “chi nhánh” ở Philippines, nếu không đến được Syria và Iraq. Theo đó, IS sẽ lợi dụng các mâu thuẫn như vấn đề người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine của Myanmar hay những bất ổn chính trị ở Indonesia và Malaysia để kích động và chiêu mộ thành viên. “Những mâu thuẫn kéo dài ở Philippines và Thái Lan cũng là mảnh đất màu mỡ cho bạo lực cực đoan và dễ bị IS lợi dụng để t́m kiếm sự ủng hộ, tài lực và dần dần tiến đến kiểm soát”, Douglas và Gyte nhận định.
Mới tháng trước, Trưởng bộ phận chống khủng bố của cảnh sát Malaysia Ayob Khan Mydin Pitchay đưa ra cảnh báo về nguy cơ tấn công khủng bố ở Myanmar do những đối tượng ủng hộ IS tại Đông Nam Á thực hiện dưới danh nghĩa v́ người Rohingya. Trước đó, cảnh sát Malaysia cũng đă bắt giữ một nghi phạm người Indonesia dự định đến Myanmar để tấn công khủng bố.
Tờ Bangkok Post dẫn lời 2 chuyên gia LHQ trên nhận định các đường biên giới “lỏng lẻo” giữa các quốc gia Đông Nam Á cũng dễ bị IS lợi dụng để đưa người và vũ khí vào. Nhằm ngăn ngừa sự bành trướng của IS, văn pḥng xuất nhập cảnh của Indonesia ở thành phố Batam và Depok năm ngoái đă từ chối cấp hộ chiếu cho khoảng 1.400 người bị t́nh nghi muốn ra nước ngoài để tham gia IS.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc kiểm tra tại những nơi khác không được chặt chẽ và những kẻ khủng bố có thể đi và đến dễ dàng. Trong khi đó, một báo cáo về các rủi ro trong khu vực gần đây đă nhận định việc hỗ trợ chi phí cho các nhóm khủng bố ở Đông Nam Á cũng ít gặp trở ngại
Thiếu phối hợp
Trang Asian Correspondent dẫn lời ông Douglas và Gyte cho rằng trước nguy cơ gia tăng, các nước ASEAN vẫn chưa có kế hoạch nào về pḥng chống khủng bố. Hai người này nhận định: “Không có cơ chế pháp lư, ASEAN sẽ dễ bị thương tổn bởi khủng bố. Dù các nước thành viên đă cải thiện việc phối hợp chia sẻ thông tin t́nh báo nhưng vẫn c̣n theo phương thức đối phó và thiếu ổn định”.
Theo Douglas và Gytes, các nước ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu rủi ro bằng cách cải tiến quy tŕnh kiểm soát hộ chiếu, triệt phá các mạng lưới buôn lậu xuyên biên giới dễ bị khủng bố lợi dụng và pḥng chống tham nhũng ở cửa khẩu. Hiện UNODC đang có những chương tŕnh hỗ trợ các quan chức cửa khẩu nhận biết và ngăn chặn các tay súng khủng bố nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin cần tiến hành thường xuyên và hiệu quả hơn qua các kênh chính thức lẫn phi chính thức. Một điều quan trọng nữa là ASEAN cần có kế hoạch khu vực về pḥng chống khủng bố cụ thể hóa cho từng nước, các chuyên gia UNODC kêu gọi.