Với vai tṛ Tổng thống Mỹ và cũng là Tổng thống nước mạnh nhất thế giới, đương nhiên ông Trump sẽ phải đương đầu với hàng loạt trọng trách trong và ngoài nước. V́ thế mỗi một bước đi, một quyết sách phải vô cùng thận trọng. Chẳng hạn Tổng thống Mỹ Donald Trump mà phạm sai lầm khi xử lư vấn đề biển Đông, Trung Quốc sẽ có cớ để tạo ra một cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp gỡ các đại diện Công ty Harley - Davidson ở Nhà Trắng hôm 2-2 Ảnh: REUTERS
Phép thử từ Trung Quốc, Nga
Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc có thể là một trong những nước sắp làm thế, dẫn đến nguy cơ đối đầu giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nếu ông Trump phạm sai lầm khi xử lư vấn đề biển Đông, Bắc Kinh sẽ có cớ để tạo ra một cuộc khủng hoảng. Đây không phải là điều xa vời khi tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẽ ngăn cản Trung Quốc lui tới các ḥn đảo được xây dựng và quân sự hóa phi pháp ở biển Đông.
Bắc Kinh cho đến giờ vẫn tỏ ra dè chừng, ít nhất là trong các tuyên bố chính thức. Bộ Ngoại giao Trung Quốc t́m cách giảm nhẹ cảnh báo trên của ông Tillerson, đồng thời khẳng định sẽ không phỏng đoán về cách thức phản ứng một t́nh huống giả định. Tuy nhiên, giới truyền thông Trung Quốc không “ngoại giao” như thế. “Trừ khi Washington có kế hoạch phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biển Đông, bất kỳ động thái nào nhằm ngăn người Trung Quốc tiếp cận các ḥn đảo (nhân tạo ở biển Đông) cũng đều ngu xuẩn” - Thời báo Hoàn cầu mạnh miệng.
Các chuyên gia dự báo căng thẳng có thể leo thang theo 2 hướng. Khả năng dễ xảy ra nhất là Bắc Kinh đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) ở biển Đông. Đáng lo ngại hơn, Trung Quốc có thể mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự hiện có ở biển Đông.
Trong lúc chờ Trung Quốc “tung chiêu”, ông Trump có thể đă đối mặt phép thử từ Nga bất chấp ông từng dành nhiều thiện cảm cho nước này. Theo chuyên gia Jennifer M. Harris của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, giao tranh ác liệt tái diễn ở miền Đông Ukraine cho thấy Moscow có thể bắt đầu tiến hành chiến dịch đe dọa vẽ lại đường biên giới Ukraine bên ngoài Crimea.
Phát biểu trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về t́nh h́nh Ukraine hôm 2-2, tân Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đă lên án hành động chiếm đóng và can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine. Quan chức này cũng nhấn mạnh lệnh trừng phạt Nga liên quan đến Crimea sẽ c̣n hiệu lực cho đến khi Moscow trả lại bán đảo này cho Kiev.
Chống đối từ bên trong
Nga hoặc Trung Quốc chắc chắn là bài toán khó với ông Trump. Tuy nhiên, theo trang Politico, những kẻ thù nguy hiểm nhất của nhà lănh đạo này lại đến từ chính bên trong chính quyền mới ở Washington. Khác với các vị tổng thống Mỹ thời hiện đại, ông Trump bước vào Nhà Trắng mà không có một chút kinh nghiệm chính trường nào cũng như không biết cách sử dụng các đ̣n bẩy của bên hành pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
Kể từ khi nhậm chức hôm 20-1, gần như ngày nào ông Trump cũng phải đối mặt t́nh trạng ṛ rỉ thông tin về các quyết sách gây tranh căi của ḿnh. Đơn cử, truyền thông đă nhanh chóng tiết lộ bản dự thảo sắc lệnh, theo đó ra lệnh Cơ quan T́nh báo trung ương (CIA) xem xét lại những phương thức thẩm vấn bị xem là tra tấn. Mới đây hơn, những chi tiết không hay ho trong các cuộc điện đàm giữa ông Trump với 2 nhà lănh đạo Mexico và Úc bị ṛ rỉ cho giới truyền thông chỉ vài ngày sau đó. Không loại trừ khả năng trong số những nguồn tin có không ít quan chức Mỹ đang lo ngại hoặc muốn phản ứng đường lối ngoại giao phi truyền thống của ông Trump. Trong một diễn biến đáng chú ư, hơn 1.000 viên chức Bộ Ngoại giao đă kư tên vào Bản ghi nhớ công kích lệnh cấm người tị nạn từ một số quốc gia Hồi giáo vào Mỹ của ông Trump.
Therealtz © VietBF