Các nhà khoa học đă t́m ra một lục địa cổ đă bị ch́m dưới đáy của Ấn Độ Dương. Lục địa này nằm giữa Ấn Độ và Madagascar. Nó đă bị kéo căng ra, vỡ thành nhiều mảnh và sau đó phải ch́m xuống đáy biển do quá tŕnh kiến tạo của vỏ trái đất.
Mauritius, đảo quốc phía tây nam Ấn Độ Dương, đang nằm trên mảnh lục địa cổ đại bị kéo vỡ và ch́m dưới đáy biển, New Scientist hôm 31/1 đưa tin.
Các nhà khoa học trước đó phát hiện một số phần của Ấn Độ Dương, bao gồm Mauritius, có lực hấp dẫn mạnh hơn nơi khác, chứng tỏ nó có lớp vỏ dày hơn. V́ thế, họ đặt giả thuyết rằng những mảnh đất cổ đă ch́m xuống và gắn liền với lớp vỏ đại dương bên dưới.
Một nhóm nghiên cứu do Lewis Ashwal, làm việc tại Đại học Witwaterand, Nam Phi, phụ trách, t́m thấy nhiều tinh thể khoáng zircon ba tỷ năm tuổi ở Mauritius, trong khi ḥn đảo chỉ 8 triệu năm tuổi. Do đó, họ cho rằng Mauritius đang nằm trên mảnh lục địa ch́m dưới đáy. Các vụ phun trào núi lửa đă đẩy zircon từ khối đá cổ bên dưới thoát ra ngoài.
Bản đồ vị trí của Mauritius. Ảnh: Google Map.
Thông qua phân tích chi tiết, nhóm nghiên cứu tái hiện lịch sử địa chất của lục địa cổ và đặt tên nó là Mauritia. Mauritia là lục địa nhỏ, có diện tích bằng 1/4 Madagascar, nằm giữa Ấn Độ và Madagascar cho đến 85 triệu năm trước. Khi hai quốc gia này tách xa nhau, Mauritia bị kéo căng và vỡ ra.
"Khi lục địa bị căng giăn, chúng trở nên mỏng hơn và tách thành các mảnh. Những phần đất mỏng này sau đó ch́m xuống đáy đại dương", Martin Van Kranendonk, làm việc tại Đại học New South Wales, Australia, giải thích.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu t́m thấy nhiều bằng chứng cho thấy các đảo núi lửa khác ở Ấn Độ Dương như Cargados Carajos, Laccadive, Chagos cũng đang nằm trên các mảnh vỡ của lục địa Mauritia.