VBF-Nhiều năm ở Houston một người Việt chia sẻ không khí nơi đây ăn Tết bao năm như thế nào. Houston có khi có tuyết rơi, thời tiết không quá lạnh. Đâu đó có không khí Tết như ở Việt Nam, đón tất niên, giao thừa. Quá xá cũng đầy đủ, như là nơi thứ hai của cộng đồng người Việt ở Mỹ sau Little Saigon.
Lại một cái Tết! Trời trở lạnh và tâm hồn cũng đổi thay theo trời đất, đón chờ một cái Tết trên quê người. Ḷng tự nhắc nhở “lại một cái Tết” như một thói quen trong 38 năm qua.
Houston với thời tiết như Việt Nam, trời lạnh vừa đủ để nhớ và để đón một cái Tết trong không khí rất Nguyên Đán dù đôi khi có tuyết rơi như gần đây năm 2009.
Khu thương mại HongKong 4, trên đường Bellaire, nơi sinh hoạt sầm uất nhất của người Việt ở Houston. (H́nh: Khôi Nguyên)
Tết thiếu những cành đào, cành mai, những cô cậu học tṛ chở nhau trên xe đạp, xe gắn máy với những chiếc áo len mặc làm dáng trên đường phố Sài G̣n. Tết với những bài hát xuân và đêm 30 cùng với Vũ Thành An “Trời đang Tết hay ḷng ḿnh đang Tết.”
38 năm, từ những năm c̣n trẻ, rất trẻ, của tuổi hai mươi ngày đến Mỹ, nay ngoài lục tuần những ngày Tết là những ngày rất đẹp và rất bâng khuâng nhớ ngày tháng qua như ông đồ già ngồi trên chiếu bên lề đường đông người qua lại.
Cái Tết đầu tiên trên xứ người năm 1979 là một cái Tết không thể quên. “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” ở thành phố Portland, Oregon, trời lạnh mưa lất phất quanh năm với ngọn Mt. Hood tuyết trắng phủ đầu núi như Phú Sĩ Sơn và cây cầu qua ḍng sông Willamette. Sau 42 ngày lênh đênh trên biển rời đất nước tiêu điều và hơn ba tháng trong trại tị nạn nghèo nhưng ḷng tràn đầy những ước vọng tương lai, tôi đến Portland với những người bảo trợ tử tế và một cộng đồng người Việt mới đến lập nghiệp hơn ba năm.
Cộng đồng ấy như một gia đ́nh đă đón Tết với đại nhạc hội Xuân với cộng đồng người Miên và Lào cùng tham dự. Những bài nhạc xuân cổ điển, Ly Rượu Mừng, Tà AÔo Xanh cùng các bản nhạc lính các bài ca ngợi chiến sĩ VNCH và những màn vũ dân tộc Việt, Miên, Lào. Một đại nhạc hội đầy t́nh người và đầy ḷng hướng về cố hương bù lại cho một đêm giao thừa thiếu những tràng pháo nổ gịn của hàng xóm láng giềng.
Đêm 30 đón Tết đến là một đêm vui đoàn tụ với anh em và mong tương lai sẽ tốt hơn cho chính ḿnh và những người c̣n ở lại. Năm sau tại Louisiana, vùng đất ấm khí hậu như Việt Nam, ḍng sông Mississipi với vùng đất phù sa như đồng bằng sông Cửu Long, với những đầm lầy cá sấu, ngày mới bước chân xuống phi trường đă ngỡ ngàng nhớ về miền Nam nước Việt nhưng Tết năm đầu ở thành phố quê nghèo Independence quả là một cái Tết tha hương dù đă cố tự đổi tên thành phố thành Độc Lập để tưởng như đang ở Nha Trang.
Tết với đêm giao thừa lặng lẽ, hai vợ chồng và con nhỏ bên bàn thờ sơ sài với vài đĩa mứt và trái cây. Quanh vùng chỉ có hai gia đ́nh Việt Nam, BS Trịnh Hương Sơn và anh chị Nhạc. Mồng một Tết lái xe qua tận Jackson, Mississipi ăn Tết với một người bạn mới. Cái Tết tha hương tỉnh nhỏ trong một thành phố 5,000 người khiến người tha hương cảm thấy cần có cộng đồng người Việt. Tết năm sau đó đă mang đến cho tôi một phần ấm cúng với cộng đồng người Việt ở New Orleans.
Về New Orleans, đi huấn luyện thực tập ở bệnh viện Charity Hospital at New Orleans trên đường Tulane, mỗi ngày bước đi trên đường Canal, đại lộ kiến trúc theo Pháp với những gian hàng và ngọn đèn Neon muôn màu buổi tối gợi tôi về thành phố Sài G̣n thân yêu đă sống và lớn lên trong 27 năm với nhiều kỷ niệm.
Một New Orleans quyến rũ tôi ngày mới đến với Café Du Monde, bánh beignet thơm lừng, và crawfish đă giữ tôi lại. Cộng đồng người Việt tụ tập ở vùng West Bank bên kia cầu Mississipi với những tiệm tạp hóa mới như Nha Trang đă có những hàng rất Việt Nam vào ngày Tết, bánh chưng, mứt, những cành mai, cành đào giả nhờ vậy đêm giao thừa cúng ông bà có khung cảnh, dù thiếu một không khí nhất là Tết nhằm vào ngày thường là một cái Tết nhạt! Cộng đồng Việt Nam với Bác Sĩ Vũ Thế Truyền làm chủ tịch càng ngày càng đông và đại nhạc hội xuân trong hội trường đă đem lại một không khí Tết ấm cúng cạnh những con phố ở khu French Quarter.
Đường Milam, khu downtown Houston, ghi dấu ấn của những người Việt đầu tiên đến đây. (H́nh: Khôi Nguyên)
Hai năm sau, rời New Orleans chia tay các bạn bè trong giới y sĩ ở New Orleans, và Baton Rouge, tôi đi lên miền Bắc, thành phố Cleveland, bắt đầu cuộc đời bác sĩ cấp cứu. Cleveland, thành phố lạnh lẽo ít người Việt, không khí với mây che mặt trời ít ánh nắng hơn là sương tuyết. Tết đến tôi chạy trốn về Bolsa nắng ấm nơi có cộng đồng người Việt với không khí Tết, hàng quán Việt Nam và những tờ báo Xuân.
“Xuân đến xuân đi” nhưng Xuân ở Cleveland vẫn có cái buồn ảm đạm mù sương, không để lại cho tôi một cảm tưởng nào đáng nhớ ngoài bầu trời tuyết trắng xóa khiến BS Diêu chủ tịch cộng đồng đă có lần hỏi tôi “Cleveland không để lại một kỷ niệm đẹp” kỷ niệm đẹp với t́nh người Việt th́ có nhưng kỷ niệm về Cleveland th́ ít. Như một luật khó phát biểu: Cộng đồng người Việt nơi nào ít người th́ người Việt yêu nhau hơn, thân mật hơn như dân ở làng nhỏ, c̣n người Việt ở nơi cộng đồng lớn th́ như dân ở thành phố lớn Nữu Ước bước ra đường ít chào hỏi nhau. Của hiếm là của quí!
Mùa Đông năm 82, tôi t́m được một lư do để rời Cleveland, nửa đêm lái xe trên xa lộ đến bệnh viện, tuyết rơi đẹp như trong phim Doctor Zhivago nhưng tuyết đă không thương bác sĩ tị nạn, chiếc xe Toyota quay ṿng đụng vào thành xa lộ. Một người phụ nữ da đen đưa tôi đến quận cảnh sát ở ṭa đô chính để làm biên bản. Đi bộ trong trời tuyết nửa đêm ở Cleveland, sau khi bỏ chiếc xe trên xa lộ, không phải là nguồn cảm hứng để viết văn nên tôi về Houston, thành phố nắng ấm tiểu bang Texas, nơi tôi thường lái xe từ New Orleans qua thăm bạn bè.
Houston 1983, năm tôi về lập nghiệp, có một cộng đồng người Việt đông sau quận Cam và San Jose bên California. Houston với các đàn anh và bạn đồng nghiệp, với các bạn thời trung học, với các hội đoàn quen thuộc đă là một gia đ́nh lớn giúp tôi định cư.
Cộng đồng với những người đi tiên phong như Giáo Sư Lê Bá Kông ví “người Việt như dân Do Thái da vàng đi khắp nơi lập nghiệp đợi một ngày về lại quê nhà.”
Đa số dân Việt Nam định cư ở vùng South Belt, ṿng đai phía Nam xa lộ 45 với những người tiên phong như các giáo sư Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh, Nguyễn Ngọc Linh, BS Vũ Ban, BS Chu Bá Bằng, BS Nguyễn Văn Thuận, BS nha khoa Nguyễn Nhật Thăng, số c̣n lại ở vùng tây xa lộ 10 với một số chợ trên đường Long Point.
Vùng Bắc 45 chưa có các cơ sở thương mại. Các bác sĩ mở pḥng mạch đầu tiên tập trung vào vùng trung tâm thành phố trong văn pḥng bệnh viện St. Joseph, Vũ Ban, Chu Bá Bằng, Nguyễn Văn Thuận, Hồ Tấn Phước, Nguyễn Nhật Thăng. Phía Tây xa lộ 10 có BS Hồ Vương Minh bệnh viện Memorial City, các BS Lê Hữu Thu, Nguyễn Quốc Khánh gần bệnh viện Spring Branch Memorial nơi tôi về làm việc trong 20 năm.
Tết năm 1984, cái Tết đầu tiên của tôi ở Houston đă là một cái Tết rất Việt Nam, an cư lạc nghiệp, đi sắm quà Tết với dịch vụ các chợ Viễn Đông trên đường Main, Hương Việt trên đường Fannin (của bà Bích Ngọc), đêm giao thừa có đủ bánh chưng, hoa quả, mứt, rước ông bà, sang mồng một Tết đi chùa Phật Quang ngôi chùa đầu tiên ở vùng Nam Houston phía Nam xa lộ 45 trên đường đi Galveston (do BS Nghiêm Xuân Quang, Nguyễn Như Lâm, GS Bùi Đ́nh Tấn và Tiên Sung Kỳ sáng lập) nhưng muốn một cái Tết trọn vẹn người Việt vẫn phải đến khu phố Tàu không xa các chợ Việt Nam đường Main và Fannin.
Tôi đă đứng trên đường Polk, cơng con trên vai xem đốt pháo múa lân, những tiếng trống dồn dập theo bước con lân, những cái đầu lúc lắc của ông địa với cây quạt trên tay trong khu phố Tàu đă gợi lại những kỷ niệm ngày thơ ấu c̣n ở quê nhà. Trong những năm 1975-1985, phố Tàu vẫn chủ động trên kinh tế và sinh hoạt của cộng đồng Việt.
Cộng đồng người Việt ở Houston đă đóng góp phần phát triển thành phố trong thập niên 1980-1990. Trong hai thập niên 1970 và 1980, vùng đất người Việt gọi là trung tâm thành phố được người Mỹ gọi là vùng giữa phố (Midtown) nằm giữa trung tâm thành phố và Nam thành phố (vùng trung tâm y khoa Texas), bị bỏ rơi không được dân địa phương và chính quyền thành phố để ư đến, đất bỏ hoang, nhà cửa cũ kỹ đổ nát. Khu trung tâm thành phố của người Việt ấy có h́nh tam giác với đỉnh là ṭa nhà Kirby Mansion nằm trên đường Pierce khi đi từ xa lộ 45 xuống, ṭa nhà nằm bên tay phải kiến trúc cổ kính kiểu Anh. Phía đông là khu người da đen “third ward.” Phía Nam là trường Đại Học Rice và trung tâm y khoa Texas, trung tâm y khoa lớn nhất thế giới cạnh các viện bảo tàng nghệ thuật và khoa học thiên nhiên khách sạn Warwick với bồn nước đă được tài tử Bob Hope khi đến Houston nh́n xuống công viên, sở thú, bồn nước và đại lộ đă nhớ đến Paris.
Khu thương mại Saigon Houston Plaza trên đường Bellaire, trung tâm của người Việt ở Houston. (H́nh: Khôi Nguyên)
Houston thành phố không gian NASA, thủ đô năng lượng thế giới đă được người Việt tị nạn yêu chuộng. Khu giữa trung tâm thành phố đă phồn thịnh nhờ những cơ sở thương mại người Việt. Lúc đầu là đường Main và Fannin sau đó Milam là con đường chính của phố Việt Nam với 16 con đường mang tên Việt Nam sau này: Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Nguyễn Huệ, Tự Do, Hai Bà Trưng, v.v…
Các khu thương mại sầm uất bắt đầu với khu Bến Thành trên đường San Jacinto của ông Hoàng Văn Minh. Sau đó là thương xá Tam Đa trên đường Main, thương xá Việt Nam trên đường Leeland cạnh xa lộ 45, chợ Ḥa B́nh nằm giữa Milam và Travis, các pḥng mạch Bác Sĩ Trịnh Quang Vinh, nhà thuốc tây Việt Nam dọc trên đường Milam, khu Vinatown với chợ An Đông trên đường Webter. Tất cả dịch vụ thương mại từ chợ, văn pḥng bác sĩ, nhà sách, ṭa báo, hộp đêm, siêu thị, quán ăn, phục vụ cho cộng đồng người Việt 150,000 người không thua Little Saigon ở quận Cam, qua mặt cộng đồng Việt ở San Jose California.
Người Việt ở các tiểu bang đến Houston, ghé vào phố Việt Nam, một Little Saigon với tấm bảng tuyên dương cộng đồng Việt trong Balwin Park trên đường Elgin đối diện với Việt Travel.
Trên đường Fannin, trong khu thương mại nhỏ với quán bánh cuốn bà Thọ có trường Suối Nhạc của nhạc sĩ Đăng Khánh đă đưa các văn thi sĩ Nguyên Sa, Mai Thảo, Du Tử Lê, Nguyễn Xuân Hoàng,… từ California về, xem Houston như một trung tâm sinh hoạt văn hóa thứ hai của cộng đồng Việt tị nạn ở Mỹ. Trên Jefferson, đường bên ngoài khu Midtown, nhà hàng Kim Sơn thành công đă mang lại hănh diện cho cộng đồng Việt.
Trong hơn 30 năm ở Houston, tôi đă sống như một người Việt ở quê nhà, ngoài giờ làm việc, gặp gỡ bạn bè sáng trưa chiều ở các quán café, quán phở, bánh cuốn, thỉnh thoảng cuối tuần gặp nhau ở các vũ trường, sinh hoạt văn nghệ không cần phải đợi đến Tết.
Nhưng Tết vẫn có một không khí riêng. Trời đẹp có thể đi bộ ở khu Vinatown, có thể thả bộ trên đường Milam, Travis, Fannin, San Jacinto ghé thăm bạn bè, gọi nhau ḥ hẹn, Houston rộng, Houston trải dài từ Bắc xuống Nam theo xa lộ 45, từ Tây sang Đông theo xa lộ số 10, từ vùng Tây Nam ghé vào trung tâm thành phố qua xa lộ 59 vào đường Gray, nhưng đến khu Việt Nam có thể dạo phố vào những ngày nắng đẹp của những ngày gần Tết.
Quà Tết, hàng hoa sau này có mặt ở các chợ Tết, ở chợ Ḥa B́nh hay chợ Tết ở khu Vinatown của ông cố Nguyễn Ngọc Giao. Các chợ Tết đưa về trung tâm Việt Nam khác hẳn những năm đầu khi chưa có phố Việt, chợ Tết được tổ chức ở khu Sharptown vùng Tây Nam góc 59 và Bellaire.
Đă qua rồi những ngày tháng cũ, với tiệc tất niên, tại nhà các bạn đêm giao thừa, tiệc tất niên của các hội đoàn của cộng đồng và những đêm sinh hoạt văn nghệ trong kư ức tôi. Những ngày Tết không thể quên sau những đêm lái xe qua thành phố ở những con đường rất đẹp đầy cây sồi quanh trường Rice, trên con đường Memorial dài hơn 10 dặm với những hàng cây phong, cây sồi thay cho những cây mai và hàng đào ở quê nhà.
Đêm tất niên vui nhất với nhiều kỷ niệm giữ trong kư ức của tôi lâu nhất là đêm tất niên tại nhà nhạc sĩ Đăng Khánh (BS nha khoa Nguyễn Nhật Thăng). Ở cái tuổi ngoài 60, mỗi ngày bước đi là mỗi bước đánh dấu một hoài niệm th́ đêm tất niên năm 1992 ở nhà Đăng Khánh là một hoài niệm theo tôi về mỗi cuối năm. Hai mươi bốn năm trước, Đăng Khánh bước vào đường văn nghệ, có công đưa các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Mai Thảo, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Xuân Hoàng, Cung Tiến v.v… về Houston trong những sinh hoạt ra mắt các tác phẩm văn nghệ cũng như những chương tŕnh nhạc có giá trị của anh.
Trong khi đó tôi làm tờ Văn Nghệ với Du Tử Lê sau đó viết cho tờ Ngày Nay của Nguyễn Ngọc Linh và Trọng Kim ṭa soạn ở trên đường Montrose phía Tây khu Midtown.
Đêm tất niên, đón Tết Nhâm Thân, Đăng Khánh đă tổ chức một buổi sinh hoạt văn nghệ rất công phu. Đêm ấy có mặt các ca sĩ nổi tiếng như Quỳnh Dao, Mai Hương, Anh Ngọc v.v… ngoài các ca sĩ địa phương “tài tử nổi tiếng như Nguyệt Ánh, Phạm Văn Sỹ v.v… Chương tŕnh văn nghệ bắt đầu trong không khí nghiêm trang, MC mở đầu với Đăng Khánh, Du Tử Lê, Mai Thảo, khán giả ăn mặc chỉnh tề nghiêm túc thưởng ngoạn, không khí của một văn nghệ thính pḥng nhà nghề, chứ không phải không khí văn nghệ gia đ́nh, đúng như tinh thần của nhạc sĩ Đăng Khánh.
Hai mươi bốn cái Tết và nhiều người bạn trong đêm ấy đă ra đi như BS Lê Hữu Thu, Trần Nam Hải, Trịnh Quang Vinh, Vĩnh Phương, ca sĩ Quỳnh Dao, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, nhà báo Trương Trọng Trác… Hai mươi bốn cái Tết, 16 con đường trong khu phố Việt đă mất tên, các cơ sở thương mại đa số dọn về khu Tây Nam Bellaire, trước là Milam nay là Bellaire.
Khu phố Việt Nam vùng trung tâm Houston bây giờ chỉ thiếu một tấm bảng: “Phố cổ,” để nhớ đến thời kỳ có một khu phố và những con đường tôi đă qua trong những ngày Tết.