VBF-Trong khi sức mạnh quân sự của cả TG chỉ đang ở mức trung b́nh th́ Mỹ đă có những bước tiến mới. Những siêu dự án quân sự đang được Mỹ triển khai vô cùng tốn kém hứa hẹn sẽ có được những loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường. Như vậy lại 1 lần nữa nước Mỹ lại dẫn đầu TG về khoa học kĩ thuật quân sự.Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc pḥng cấp cao Mỹ (DARPA) đang triển khai những dự án bí mật, cho ra đời những siêu vũ khí dùng cho quân đội.
1. Đạn chuyên dụng siêu chính xác
Đứng đầu là dự án EXACTO (Extreme Accuracy Tasked Ordinance) (tạm dịch: Đạn chuyên dụng siêu chính xác) hay đạn tự thay đổi hướng bay để dò tìm mục tiêu, kể cả mục tiêu khuất và khi thời tiết xấu.
Đây là loại đạn 50 ly tự định hướng và thay đổi quỹ đạo bay.
Đạn chuyên dụng siêu chính xác.
Nguyên lý hoạt động của đạn này giống như bom định hướng laser sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Nó được trang bị các cảm biến quang học ở phía đầu và những hệ thống điện tử tối tân nhằm thu thập thông tin khi bay và điều khiển các cánh nhỏ hướng trúng đích.
Cách đây không lâu DARPA đă thử nghiệm thành công loại đạn này trong tầm bắn gần 2km.
Sau khi thử nghiệm cho thấy đạn có khả năng tự định hướng bay đến mục tiêu mà các loại súng bắn tỉa không làm được, khắc phục nhược điểm của loại đạn truyền thống thường bị bắn hụt do điều kiện thời tiết xấu, thậm chí người bắn không cần phải nhắm trúng mục tiêu.
2. Chương trình ALASA
Chương trình ALASA (Airborne Launch Assist Space Access) để phóng vệ tinh vào không gian từ chiến đấu cơ nhằm tiết kiệm chi phí.
Cụ thể, đưa các vệ tinh nặng khoảng 45kg vào quỹ đạo thấp Trái Đất (LEO) trong ṿng 24 giờ từ một máy bay chiến đấu của không quân như F-15.
Chương trình ALASA.
Chi phí mỗi lần phóng không quá 1 triệu USD. Nếu thành công sẽ giúp tiếp cận với vũ trụ một cách dễ dàng, tin cậy và thường xuyên hơn, đặc biệt là dùng cho mục đích dân sinh, thúc đẩy các kế hoạch thiết lập mạng vệ tinh quỹ đạo thấp, cung cấp đường truy cập Internet rộng lớn trên quy mô toàn cầu.
3. Tàu săn ngầm không người lái
ACTUV (Tàu săn ngầm theo dơi liên tục không người lái - Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vehicle), có khả năng theo dơi liên tục và tự động tàu ngầm đối phương.
Giới quân sự gọi đây là “rái cá” của hải quân Mỹ. có khả năng hoạt động chừng vài tháng để bảo vệ bờ biển trước sự thâm nhập của tàu ngầm đối phương.
Tàu sử dụng động cơ diesel-điện nên có độ ồn cực thấp, và do hạn chế dùng sóng siêu âm nên rủi ro ô nhiễm hệ sinh thái biển không đáng kể.
Tàu săn ngầm không người lái.
4. Dự án IVN
IVN (In Vivo Nanoplatforms) hiện đang được DARPA triển khai triệt để, tuy nhiên do có rất ít thông tin được công bố nên dư luận chưa hiểu nhiều về dự án.
Mục tiêu của dự án là giúp binh sĩ tham chiến trên chiến trường bị thương có thể tự băng bó, sơ cứu trước khi được đưa đến bệnh viện tiền phương Dự án sử dụng các hạt nano siêu nhỏ có bơi trong cơ thể, đánh giá, phân tích tình trạng sức khỏe của thương binh và sử dụng chính các hạt nano để trị bệnh hoặc làm lành vết thương ngay tại chỗ.
Dự án IVN.
5. Robot hình nhân
Dự án robot (Robotics Challenge) hiện đang được DARPA tiến hành khẩn trương, để cho ra đời những loại robot tự hành có sức mạnh dẻo dai, có thể hoạt động trong môi trường nguy hiểm như độc hại, quá nóng, quá lạnh, khí độc, hoặc bức xạ hạt nhân.
Chưa hết, loại robot này còn có khả năng làm sạch chất thải độc hại hoặc tác nghiệp ở những nơi nguy hiểm con người không thể tới gần.
Robot hình nhân.
Tiêu biểu có ḍng robot 4 chân Cheetah có khả năng vận hành vận tốc 46 km/h hay BigDog hoặc LS3 được thiết kế để mang theo nhiều trang thiết bị, khí tài và di chuyển trên nhiều dạng địa h́nh phức tạp, kể cả băng tuyết.
Với Robotics Challenge, DARPA sẽ tìm kiếm và cho ra đời những mẫu robot hình nhân hoàn hảo, thông minh có thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn mà hiện nay quân đội Mỹ đang phải đối mặt.
6. Siêu vệ tinh gián điệp
Có tên MOIRE ‘Membrane Optic Imager Real-Time Exploitation’ (tạm dịch: Dự án siêu vệ tinh gián điệp), giúp Mỹ theo dơi khoảng 40% diện tích bề mặt Trái Đất, tạo ra những hình ảnh video cực nét, và xa hơn có thể vô hiệu hóa hay làm lu mờ kính thiên văn không gian con người từng phóng vào vũ trụ xưa và nay.
Đồng thời có thể “nhòm” về Trái Đất, giám sát mọi mục tiêu mà Mỹ cần theo dõi trên mặt đất.
Trong dự án, DARPA sẽ sử dụng thấu kính đặc biệt đường kính lớn lắp ở phía trước, có khả năng giám sát diện tích bề mặt Trái Đất trong cùng một thời điểm, và tập trung phân tích vào một vị trí nhất định nếu cần.
Siêu vệ tinh gián điệp.
Thấu kính của MOIRE rất lớn, có cấu trúc dạng màng quang học mềm gợn sóng, đường kính rộng 66-foot (20,116 m), có khả năng nhìn rõ vật thể lớn 1m ở xa 22.000 dặm (trên 35.000km), lớn gấp hai lần đường kính thấu kính của kính viễn vọng lớn nhất hành tinh hiện nay.
Đây là màng polymer mỏng đa năng tương tự như các thấu kính camera gián điệp vệ tinh, nhưng lại siêu nhẹ có thể được phóng vào quỹ đạo địa tĩnh Trái Đất (GEO) với chi phí cực thấp.