Vietbf.com - Ông Tump ra đ̣n cứng rắn gây sức ép với California, khiến các quan chức tiểu bang này phải đáp trả lại chính sách của Tổng thống Donald Trump, hơn nữa lệnh cấm “cấm cửa người Hồi giáo” của Trump đă làm làn sóng phản đối đang lan rộng ra nhiều khu vực, cũng làm California suy nghỉ thoát khỏi nước Mỹ.
Bang California gia tăng sức ép
Trang tin KPIX ngày 28/1 dẫn lời các quan chức TP Sacramento, bang California cho biết đang cân nhắc việc ngừng đóng ngân sách cho chính phủ liên bang nếu tân tổng thống Donald Trump cắt hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho những thành phố và tiểu bang bảo vệ dân nhập cư trái phép như đe dọa.
“California nhiều khả năng sẽ trở thành một bang không tuân thủ luật thuế liên bang” - ông Willie Brown, Jr - cựu phát ngôn viên của Hội đồng lập pháp bang California cảnh báo.
California được xem là một trong số ít bang đóng nhiều cho ngân quỹ liên bang hơn là nhận hỗ trợ từ chính phủ. Đặc biệt, kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước bà Clinton, nhiều cuộc biểu t́nh với các quy mô lớn nhỏ đă diễn ra tại bang này.
Bang California cho biết đang cân nhắc việc ngừng đóng ngân sách cho chính phủ liên bang sau quyết định cứng rắn của ông Trump
Việc ông Trump sẽ trở thành tổng thống khiến người dân California lo ngại về khả năng ông sẽ phản đối quyền được phá thai, hôn nhân đồng tính và có thể thực thi tuyên bố của ông về việc trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ.
Từng trao đổi với báo chí, ông Mark Baldassare, Giám đốc Viện Chính sách Công California, cho rằng mặc dù ư tưởng ly khai là phi hiện thực, song nó phản ánh một thực tế từ lâu: tiểu bang này nghĩ tới việc đứng ngoài liên bang.
Với dân số gần 40 triệu người, California là một trong những bang đa sắc tộc nhất ở Mỹ, với người da trắng không đông bằng người gốc Mỹ Latinh và các nhóm sắc tộc khác.
Kinh tế ở California cũng đặc biệt phát triển. Hồi 2015, California là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, đứng trên cả Pháp và Ấn Độ, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.
Đặc biệt, theo Ann Crigler, Giáo sư chính trị học của Đại học Nam California, với khoảng cách nằm xa Washington, lịch sử tự do của California và hệ thống liên bang của Mỹ, California vẫn có thể tiếp tục sống ngoài lề song không chính thức rời khỏi liên bang.
Ông Trump tự làm khó ḿnh?
Thực tế kể từ khi lên nắm chính quyền và kư nhiều đạo Luật mang dấu ấn của riêng ḿnh, tân tổng thống Mỹ đă vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân trong nước.
Ngày 28/1, hàng ngh́n người biểu t́nh tại các sân bay lớn trên khắp nước Mỹ như Los Angeles, New York, Chicago nhằm phản đối sắc lệnh di trú của ông Trump. Nhiều người trong số đoàn người biểu t́nh quá khích đă gây rối buộc cảnh sát phải có những biện pháp ngăn chặn.
Thậm chí, Liên hiệp Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) c̣n tiết lộ, một thẩm phán liên bang ở New York đă phải ban hành lệnh “ở lại” cho những người tạm thời bị hạn chế nhập cảnh vào Mỹ do sắc lệnh mới của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Làn sóng biểu t́nh phản đối tổng thống Trump đang lan rộng ra nhiều khu vực của nước Mỹ
Trước đó, vào ngày 21/1, hàng trăm ngàn người từ người già, thanh niên, phụ nữ, trẻ em... đă tràn ngập ra đường phố Washington và các thành phố khác trên khắp nước Mỹ biểu t́nh sau khi Donald Trump lên nắm quyền với lời thề sẽ xóa bỏ những chính sách của cựu tổng thống Barack Obama.
“Tôi biết rằng chúng ta có thể làm tốt hơn, chúng ta phải đấu tranh cho sự thay đổi mà chúng ta muốn”, ông Michelle Phillips, một công dân Mỹ 45 tuổi đến biểu t́nh bức xúc nói.
Đám đông giơ cao các khẩu hiệu bày tỏ sự phẫn nộ đối với chính quyền mới của ông Trump như: "Phụ nữ sẽ không lùi bước", "Quyền của phụ nữ là quyền con người” hay “Cảm ơn Trump – ông đă khiến tôi trở thành một nhà hoạt động”.
Theo thống kê, cuộc biểu t́nh mang tên “Tuần hành Chị em” trong ngày 21/1 phản đối Tổng thống Donald Trump được xem là lớn nhất trong lịch sử Mỹ khi thu hút tới 2,9 triệu người tham gia.
Bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Donald Trump đă đăng trên Tweeter cá nhân bày tỏ sự ủng hộ của ḿnh đối với những người biểu t́nh. Trong khi cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry được phát hiện có mặt trong đám đông biểu t́nh một ngày sau khi rời khỏi văn pḥng.
Theo Daily Mail con gái cả của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama Malia cũng tham gia biểu t́nh chống xây dựng đường ống dẫn dầu Dakota Access.
Rơ ràng làn sóng phản đối ông Donald Trump đang lan rộng ra nhiều khu vực của nước Mỹ, thu hút một số lượng lớn các chính khách. Việc này sẽ là bài toán khó cho vị tân tổng thống trong thời gian tới và nhiều khi sẽ trở thành toan tính sai lầm theo kiểu "gậy ông đập lưng ông".