Khi vừa đặt chân xuống sân bay quốc tế Yangon, ông Ko Ni, luật sư kiêm cố vấn pháp lư hàng đầu của đảng Liên đoàn Quốc gia v́ Dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar đă bị bắn chết. Cùng chung số phận với ông là người lái xe và hung thủ cũng đă bị cảnh sát bắn gục.
Luật sư Ko Ni (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, một tay súng bất ngờ rút súng bắn chết ông Ko Ni và một tài xế lái xe taxi ở phía trước cửa nhà ga chính của sân bay quốc tế Yangon vào chiều ngày 29/1 theo giờ địa phương khi luật sư kỳ cựu của Myamar vừa trở về từ chuyến đi tới Indonesia.
Một bức ảnh được chụp từ hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ ám sát cho thấy một người đàn ông mặc áo sơ mi hồng, quần ngắn và đi dép xỏ ngón đă chĩa một khủng súng lục vào phía sau đầu của ông Ko Ni. Nạn nhân khi đó đang bế một đứa trẻ nhỏ.
Vài giây sau, ông Ko Ni được phát hiện đă chết dưới họng súng của kẻ thủ ác. Sau đó, một tài xế lái taxi đuổi theo tay súng trên cũng bị bắn chết. Ông Ko Ni là một trong số ít những người theo đạo Hồi có ảnh hưởng lớn tại Myanmar, quốc gia có phần đông dân số theo đạo Phật. Hiện chưa rơ tôn giáo có phải là một nguyên nhân dẫn tới cái chết của vị luật sư này hay không.
Những bức ảnh được lan truyền trên mạng xă hội cho thấy cảnh sát đă bắt được kẻ tấn công và vào thời điểm tên này bị bắt giữ, phần đầu và chân của hắn bị vấy máu. Danh tính của kẻ thủ ác sau đó được xác định là Kyi Lin, 53 tuổi, đến từ Mandalay.
Năm 2016, ông Ko Ni là người đă góp công thành lập Hiệp hội Luật sư Hồi giáo tại Myanmar. Ông cũng là người từng lên tiếng đấu tranh đ̣i quyền cho các công dân Hồi giáo tại quốc gia Đông Nam Á. Điều này đă khiến ông trở thành nhân vật khó ưa trong mắt một số đối thủ có quyền lực.
Các hành vi ám sát là điều rất hiếm khi xảy ra tại Myanmar. Vụ ám sát ông Ko Ni, luật sư chịu trách nhiệm cố vấn cho đảng cầm quyền của nhà lănh đạo Aung San Suu Kyi, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chủng tộc và tôn giáo tăng cao tại Myanmar và bà Suu Kyi đang phải chịu nhiều sức ép liên quan đến chiến dịch an ninh tại khu vực tây bắc của Myanmar, nơi có đông dân Hồi giáo sinh sống.
Therealtz © VietBF