Đây là nhận định được tờ Forbes đưa ra trước những xôn xao về việc ông Trump kư quyết định đưa Mỹ ra khỏi hiệp định xuyên Thái B́nh Dương TPP. Rất nhiều người cho rằng TPP sẽ tổn thất rất lớn nếu không có sự tham gia của Mỹ, tuy nhiên, mọi chuyện không hề tệ hại và bi quan đến mức như vậy…
Theo phân tích từ Forbes, 11 nước thành viên TPP c̣n lại có khả năng hiệp lực duy tŕ TPP, hoặc sẽ có một quốc gia khác chiếm lĩnh vị trí đầu tàu.
Một TPP mà không cần Mỹ làm đầu tàu?
Theo Forbes, dưới lá cờ "Nước Mỹ trước tiên", nhóm cố vấn thương mại thân cận của Donald Trump đă kiến tạo nên một công thức đơn giản trong thuế quan bảo vệ hàng nội, hàng rào nhập khẩu và đe dọa doanh nghiệp - tất cả nhằm mục đích phá vỡ chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Đối với Mỹ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) đă chấm dứt. Tuy nhiên, việc người Mỹ rời cuộc chơi không có nghĩa là "ai phải về nhà nấy." Các nước thành viên c̣n lại đánh giá cao TPP v́ nó nhấn mạnh tính thiết yếu của nền kinh tế toàn cầu được công nghệ hóa, có tính kết nối cao.
Câu hỏi đặt ra là: Điều ǵ tiếp theo sẽ xảy ra ở châu Á?
Forbes nhận định, thương mại và địa chính trị trong khu vực có thể đi theo hai hướng.
Thứ nhất, về thương mại quốc tế, hiện đang tồn tại nhận định sai lệch rằng v́ bây giờ Mỹ đă rút khỏi TPP, hiệp định này coi như đă chết.
Thứ hai, trong bối cảnh Mỹ ngày càng tập trung phát triển trong nước và rời xa các thỏa thuận quốc tế, lối suy luận thông thường sẽ nhận định chính xác rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống này. Hướng đi thứ hai sẽ bao gồm căng thẳng leo thang và t́nh h́nh ngày càng bất định.
Trong trạng thái hiện tại, TPP chỉ có thể đem lại kết quả nếu được sáu quốc gia có tổng lượng GDP chiếm 85% cả nhóm thông qua. V́ riêng Mỹ đă chiếm 60%, nhiều người tin rằng việc Mỹ rút khỏi TPP đă chấm dứt hoàn toàn hiệp định này.
Tuy nhiên, Úc, Nhật Bản và Singapore muốn thay đổi cục diện này, và với sự ủng hộ từ tất cả các quốc gia c̣n lại, ba cái tên chủ chốt đang t́m cách xúc tiến TPP mà không có Mỹ, Forbes cho biết.
Người biểu t́nh phản đối TPP tại Atlanta hồi năm ngoái. Ảnh: AFP/Getty
Chọn thỏa thuận đa phương TPP hay thỏa thuận song phương?
Theo Forbes, nhóm cố vấn thương mại của Tổng thống Trump đang ráo riết thay thế các hiệp định thương mại đa phương bằng một chuỗi thỏa thuận thương mại tự do song phương. Quyết định này có thể đưa Nhà Trắng vào vị thế có lợi hơn với các đối tác, và khiến Washington có thể phản ứng ngay lập tức nếu bất kỳ nước nào xâm phạm chủ trương "Nước Mỹ trước tiên."
Từ quan điểm này, các thành viên TPP c̣n lại sẽ chia tay với Washington. Theo Forbes, các nước khác rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn rằng, việc quản lư doanh nghiệp dưới một hệ thống đa phương hài ḥa dễ dàng hơn phải gắng sức kết nối với mạng lưới quy tắc quy tŕnh khác nhau từ các quốc gia khác nhau.
Do đó, việc "hồi sinh" TPP mà không có Mỹ vẫn là lựa chọn thỏa đáng hơn từ bỏ hoàn toàn. Forbes dẫn nguồn chính phủ Malaysia rằng, 11 thành viên c̣n lại của TPP đang lên kế hoạch hội đàm nhằm thảo luận về các bước tiếp theo.
Trung Quốc sẽ đóng vai tṛ ǵ trong bối cảnh mới?
Forbes nhận định, t́nh h́nh địa chính trị đang xoay về hướng có lợi cho Bắc Kinh. Việc Washington rời TPP đă đưa Trung Quốc vào vị thế là lựa chọn ngày càng an toàn cho các đối tác trong khu vực của Mỹ.
Bản thân Bắc Kinh cũng khởi xướng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có khả năng trở thành thỏa thuận đa phương lớn nhất thế giới nếu nó hoàn tất việc kư kết. Theo Forbes, nếu TPP hoàn toàn sụp đổ và Washington tiếp tục xa cách các đối tác lâu năm, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chiếm lĩnh vị trí đầu tàu kinh tế của toàn châu Á.
Nếu Washington tiếp tục đi theo đường hướng như hiện nay, có lẽ một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ nắm trong tay khả năng lănh đạo một TPP mới.