Các đối thủ của Mỹ đang "phát run phát rét" bởi loại vũ khí này của Mỹ. Đây là một siêu đạn pháo nhưng lại không có thuốc nổ. Nó có thể đánh hủy diệt cả thành phố một cách dễ dàng, chúng ta cùng t́m hiểu vũ khí mới toanh này của Mỹ.
Hôm 15-1, Bộ quốc pḥng Mỹ tuyên bố đang phát triển một loại pháo không có thuốc nổ nhưng có thể làm tê liệt cả một thành phố của kẻ thù. Đạn pháo sẽ phóng ra xung điện từ (EMP) để phá hoại toàn bộ các hệ thống thiết bị và các hệ thống vũ khí có sử dụng điện của đối thủ.
EMP là viết tắt của xung điện từ, hiện tượng có thể tồn tại trong tự nhiên, khi năng lượng điện từ bùng nổ trong thời gian ngắn có thể gây quá tải và làm sập các mạch điện.
Đây sẽ là phiên bản vũ khí neutron đầu tiên trong thế kỷ 21. Pháo bắn đạn phóng xung điện từ của Mỹ có thể cắt đứt kết nối máy tính, đường truyền internet, hệ thống liên lạc qua sóng vô tuyến. Vũ khí xung điện từ loại chiến thuật có thể nhằm vào các ṭa nhà hoặc toàn bộ thành phố,
Khái niệm về siêu vũ khí xung điện từ được miêu tả khá chi tiết trong một bản đề án của Bộ Quốc pḥng Mỹ. Đạn pháo được chế tạo dạng phân mảnh, đầu đạn mẹ sẽ có kích thước 155mm, mang theo nhiều đầu đạn con để tạo ra xung điện từ cực mạnh.
Trước đây, Lầu Năm Góc cũng đă chế tạo ra một loại bom EMP để làm tê liệt Liên xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Loại vũ khí này c̣n được mệnh danh là “Vũ khí sát thương mềm” hay “hủy diệt mềm”.
Dự án mang tên "Hủy diệt thiết bị điện tử bằng sóng viba cao tần" này của Bộ Quốc pḥng Mỹ cho phép lực lượng không quân ném loại bom này xuống các mục tiêu, phá hủy toàn bộ hệ thống điện từ xa, mà không gây hại về cấu trúc hoặc khiến bất cứ ai ở trong bị thương.
Chuyên gia Nga Alexei Leonkov trước đây từng tuyên bố, nước này đă phát triển thành công bom xung mạch điện từ gắn trên máy bay chiến đấu và máy bay tấn công không người lái, thậm chí là cả Triều Tiên cũng đă công bố có khả năng chế tạo được loại bom này.
Vũ khí xung mạch điện từ sẽ làm tê liệt các thiết bị sử dụng điện của đối thủ
Nguyên tắc hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn, phá hủy các lưới điện, gây nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lư các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho các thiết bị chỉ huy, điều khiển.
Sóng điện từ được truyền với vận tốc ánh sáng sẽ sẽ dễ dàng làm đoản mạch và đốt cháy các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc hoặc các hệ thống chỉ huy-điều khiển vũ khí. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa.
Ngay từ năm 2001, tại triển lăm hàng không ở Malaysia, Nga đă giới thiệu mô h́nh hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ, có tính năng gây nhiễu nghiêm trọng cho các hệ thống định vị ở khoảng cách tới 40 km.
Ở khoảng cách gần hơn là 12-14km, xung điện từ có khả năng hoàn toàn vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của máy bay và bất cứ thành phần điện tử nào, kể cả những thiết bị điện chuyên đảm bảo cho hoạt động của động cơ trên các máy bay chiến đấu hiện đại.
Trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria vừa qua, Nga cũng đă úp mở về khả năng sử dụng vũ khí xung mạch điện từ (EMP) mà nước này đă chế tạo thành công ngay từ đầu thế kỷ này, để chống máy bay tác chiến điện tử của Mỹ (hoặc các nước bất kỳ khác).
Nếu triển khai các hệ thống vũ khí này ở Syria, Nga có thể ngăn cản bất bất kỳ mọi thiết bị bay nào cố gắng cản trở hoạt động của không quân Nga, phá hoại các thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử, cùng các loại máy bay khác của Mỹ và đồng minh hoạt động ở Syria.