Sáng nay 11/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đă nói lời chào từ biệt ở quê hương của ông - Chicago. Ông Obama rời Nhà Trắng với nhiều giấc mở c̣n dang dở. Bên cạnh đó những di sản ông dày công vun đắp có thể sớm bị chính quyền mới của Donald Trump phá hủy.
Tháng 1/2009, khi Tổng thống Obama nhậm chức, kinh tế Mỹ mất 800.000 việc làm/tháng và tỉ lệ thất nghiệp lao nhanh tới mốc 10% giữa ṿng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Khi ông Obama phát biểu từ biệt vào lúc 9 giờ sáng nay (giờ VN) tại Chicago, nền kinh tế ông để lại có tỉ lệ thất nghiệp 4,7%, nước Mỹ về cơ bản đă hồi phục. Các chỉ số chứng khoán như Dow Jones và Nasdaq đang liên tục đạt kỷ lục mới.
Ông Obama và bà Michelle nh́n về Chicago. Ảnh: White House.
Tổng cộng, chính quyền Obama đă tạo được khoảng 11,3 triệu việc làm, tỷ lệ đáng kể nếu tính đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà ông kế thừa từ Bush (ông không xuất sắc nhất, Tổng thống Reagan tạo được 15,9 triệu việc làm, Bill Clinton 22,9 triệu).
Từng ở đáy vực
“Chúng ta khi đó ở đáy vực”, Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của hăng Moody’s Analytics, nói với Boston Globe . “Giờ Thị trường lao động đă hồi phục gần như hoàn toàn ... Đó là 8 năm tuyệt vời.”
Nhưng những thành quả kinh tế không phải được trải đều hết. T́nh trạng lao động chân tay gặp nhiều khó khăn ở vùng “Vành đai công nghiệp” - các bang tranh chấp giúp Trump chiến thắng trong bầu cử 2016 - cho thấy những người bị bỏ rơi bên lề c̣n rất nhiều. Họ đă lên tiếng và tạo ra bất ngờ có lẽ là lớn nhất trong vài thập kỷ qua trên chính trường Mỹ.
Ngoài kinh tế, ông Obama để lại một nước Mỹ với những thay đổi đáng kể: chính sách Obamacare của ông lần đầu tiên mang bảo hiểm y tế tới cho thêm khoảng 22 triệu người, những thay đổi tiến bộ về quyền lợi dành cho người đồng giới, một nước Mỹ biết từ bỏ quan điểm đơn phương trong các vấn đề thế giới,...
Air Force One của Tổng thống Obama hạ cánh xuống Cuba tháng 3/2016. Ảnh: Reuters.
Năm 2016 lịch sử
Năm 2016 bắt đầu như một cột mốc lịch sử với Obama. Sau gần 100 năm, ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân tới Cuba, đất nước mà 11 đời tổng thống ở Washington theo đuổi chính sách thù hận và cấm vận của sau những sự kiện như Vịnh Con Lợn hay Khủng hoảng tên lửa.
Obama, người đoạt giải Nobel Hoà b́nh 2009, lật ngược tất cả. Ông ch́a cành olive tới quốc đảo của x́ gà, du lịch, y tế và giáo dục đỉnh cao.
Sau 18 tháng đàm phán bí mật, một chuyến đi tới Vatican để nhờ Giáo hoàng làm trung gian, h́nh ảnh Air Force One chở ông bay qua khu ngoại ô Havana tháng 3/2016 có thể coi là dấu mốc lịch sử đối với cả Mỹ cũng như thế giới Caribe - Mỹ Latin trong suốt nhiều thập kỷ qua. Đó cũng là tàn dư cuối của đối đầu Đông Tây từng chi phối thế giới gần nửa thế kỷ sau Thế chiến II.
Ở Trung Đông, cuộc chiến Syria c̣n dai dẳng, nhưng Obama đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran - tháo được ng̣i nổ cuộc chiến hạt nhân vốn luôn chực chờ bùng nổ. Ở châu Á, Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) đă được đại diện các nước kư hồi đầu tháng 2 và chỉ chờ ông Obama vận động quốc hội phê chuẩn.
Di sản nào c̣n lại?
Di sản của Obama về cơ bản đă thành h́nh: thoả thuận lịch sử với Cuba - Iran và một hệ thống trật tự mà Mỹ có thể kiểm soát ở châu Á. Ở nước Mỹ, chỉ số thất nghiệp xuống mức thấp nhất, luật Obamacare mang bảo hiểm tới hơn 22 triệu người trước đó không có. Washington đạt được thoả thuận biến đổi khí hậu ở Paris.
Chỉ riêng thoả thuận với Cuba và Iran, ông Obama đă có thể trở thành tổng thống có ảnh hưởng nhất về đối ngoại của Mỹ kể từ sau Thế chiến II. Nếu TPP được thông qua, ông có thể là người có dấu ấn nhất đối với toàn cầu hoá kể từ sau NAFTA và thoả thuận thành lập WTO từ 1994.
Nhưng tất cả đă đảo lộn sau cuộc bầu cử 8/11 vừa rồi. Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump đang chỉ dấu con thuyền của nước Mỹ sắp rẽ theo hướng khác. Rất nhiều di sản tưởng chừng chắc chắn của Obama có thể sẽ sớm bị đảo lộn và gỡ bỏ hết.
Trump muốn rút khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức trong khi những nhân vật trong đội h́nh an ninh mới phần lớn đều muốn xoá bỏ thoả thuận hạt nhân với Iran và lật lại chính sách với Cuba.
Những người trong chính quyền Obama hiện không rơ những chính sách nào của ḿnh sẽ được duy tŕ. Một loạt cơ quan hành pháp đang chạy đua với thời gian để thông qua những quy định mới trước khi chính quyền Trump nhậm chức. Họ cũng hiểu rằng ông Trump có thể xoá bỏ ngay những chính sách mới đó.
Nhiều di sản của Obama có thể sớm bị xoá bỏ bởi chính quyền mới. Ảnh: AP.
Những thách thức mới
Thách thức với Washington đă xuất hiện ở một loạt mặt trận. Ở châu Âu, Nga được xác định là đă thực hiện các vụ tấn công tin tặc trong cuộc bầu cử vừa rồi để hạ phe Dân chủ. Tất cả xuất phát từ mối lo sợ nhiều năm nay của Điện Kremlin đối với sự “diều hâu” của bà Hillary Clinton.
Dùng công nghệ tin học tấn công đối thủ từng là vũ khí tối tân của quân đội Mỹ, giờ bản thân an ninh nước này đang bị thách thức trong lĩnh vực Washington từng ưu thế tuyệt đối.
Ở châu Á, sự kiện tàu hải quân Trung Quốc thu giữ tàu lặn không người lái (UUV) của Hải quân Mỹ ở vị trí cách vịnh Subic của Philippines chỉ 50 hải lư là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng thách thức sức mạnh Mỹ ở châu Á (khu vực thu giữ thậm chí nằm ngoài đường 9 đoạn phi pháp).
Trung Quốc đang cảm thấy tự tin hơn trong việc nắn gân Washington, kể cả trước một Tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump “khó lường” và đang lấp lửng chuyện thay đổi chính sách “Một Trung Quốc”.
Đồng minh t́m "phương án dự pḥng"
Một số đồng minh của Mỹ đă bắt đầu đi t́m giải pháp “dự pḥng”. Bất chấp sự phản đối của Washington, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tháng 12 đă có 2 cuộc gặp liên tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kư một loạt 60 thoả thuận thương mại với Điện Kremlin.
Việc Tokyo chủ động “làm lành” quan hệ với Moscow, bất chấp những tranh chấp lănh thổ, đang làm phá sản dần kế hoạch cấm vận và đẩy ông Putin vào thế khó của Washington. Bản thân Tokyo cũng rất thất vọng sau khi đánh cược chính trị rất nhiều vào TPP và giờ th́ hiệp định này đang “chết yểu”.
Thái Lan, một đồng minh cũ của Mỹ ở khu vực, th́ hiện đang đề xuất Trung Quốc sản xuất vũ khí ở nước ḿnh. Ở Philippines, Tổng thống Duterte muốn “tạm biệt nước Mỹ” và chấm dứt một loạt hoạt động hợp tác.
Ông Obama bắt đầu hành tŕnh 8 năm trước từ “Những giấc mơ của cha tôi” (Dreams from my father) và “Hy vọng táo bạo” (Audacity of Hope). Khi đó, h́nh ảnh hàng dài cử tri đứng đợi trong ánh b́nh minh mới ló là ảnh b́a của New York Times khi nói về cuộc bầu cử lịch sử đưa Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Ngày 9/11 sau bầu cử với nước Mỹ là h́nh ảnh trái ngược: nước Mỹ của chia rẽ, sợ hăi và giận dữ. Hàng chục ngàn người biểu t́nh ở New York ngay sau khi Trump thắng cử. Đó là một trong những cuộc biểu t́nh lớn nhất kể từ sau các cuộc biểu t́nh chống chiến tranh Iraq. Những giấc mơ của Obama đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Nước Mỹ có thể sẽ không quá tồi tệ: một số lựa chọn ứng viên nội các của ông Trump được đánh giá là tốt như vị trí bộ trưởng quốc pḥng của James Mattis,... Nhưng như Michelle Obama từng nói “giờ là lúc chúng ta cảm thấy một nước Mỹ ‘không hy vọng’ là như thế nào". Quả thật nước Mỹ đang bi quan hơn bao giờ hết.
Cách ông Trump hớ hênh trong điện đàm với lănh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và một loạt các lănh đạo nước ngoài khiến mọi người tự hỏi liệu tổng thống đắc cử của nước Mỹ có ư thức hay không về “cái bẫy Thucydides” khi các cường quốc mới nổi và cường quốc cũ thường sớm hay muộn sẽ lôi nhau vào cuộc chiến trực diện một mất một c̣n.
Một nhà lănh đạo giỏi phản ứng kiểu viết Twitter có đủ b́nh tĩnh và tầm nh́n cho một cuộc chuyển ḿnh lớn của hệ thống Quốc tế trước mặt hay không?. Với nước Mỹ, có lẽ chỉ đến khi Donald Trump nhậm chức và vận hành đất nước, họ sẽ hiểu rơ hơn nữa vai tṛ và giá trị của ông Obama.
Therealtz © VietBF