Từ khi ông Duterte lên làm Tổng thống của Philippines th́ quan hệ Phi- Mỹ có nhiều thay đổi. Manila đang quay lưng với Mỹ, hy vọng Nga sẽ là người bảo về vững chắc cho họ, hiện ông Duterte đang "thần tượng" bản lĩnh nhà lănh đạo Nga Putin. Hăy chờ xem Nga sẽ làm được ǵ cho Philippines?
Nga gần gũi bối cảnh nước này và Mỹ có nhiều bất đồng sẽ là “công cụ” giúp Moscow thoát khỏi nhiều rủi ro kinh tế.
Theo CNN, đầu năm 2017, Hải quân Nga đă đưa hai con tàu chiến đến Philippines, đây là một phần trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Moscow tại khu vực này.
Tổng thống Duterte gặp Tổng thống Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở thủ đô Lima, Peru tháng 11/2016.
Phó đô đốc Eduard Mikhailov, chỉ huy đội tàu cho biết: “Trong chuyến thăm tới quốc gia “vạn đảo”, tàu chiến Nga sẽ thực hiện các cuộc diễn tập chung với Hải quân Philippines trong lĩnh vực chống cướp biển và khủng bố. Đây là lần tiếp xúc hải quân chưa từng có trong lịch sử giữa Nga và Philippines”.
Đô đốc Mikhailov c̣n tiết lộ, cuộc diễn tập chung với hải quân Philippine nhằm thắt chặt an ninh giữa hai nước theo lời đề nghị của Tổng thống Philippines.
Chuyên gia chính trị Samuel Ramani của đại học Oxford nhận định, Điện Kremlin dường như muốn thúc đẩy quan hệ giữa Nga và Philippines trong năm 2017. Khi nền kinh tế Philippines gần đây tăng trưởng nhanh sẽ là một cơ hội tốt trong việc hợp tác thương mại, khôi phục kinh tế Nga đang đứng trước nhiều rủi ro. Đặc biệt sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhà lănh đạo Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Rodrigo Duterte càng củng cố triển vọng mối quan hệ đối tác này.
Chuyên gia chỉ rơ, thống kê năm 2016 cho thấy, nền kinh tế Phlippines tăng 6,7%, tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư của Nga đánh giá cao ngành nông nghiệp của Manila bởi vậy tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương APEC 2016, Nga đă chấp thuận tăng kim ngạch nhập khẩu các nông sản của Philippines từ 46 triệu đô la lên đến 2.5 tỷ đô là mỗi năm.
Một mối quan hệ hợp tác “hai bên cùng có lợi” khi cả Philippines cũng rất cần Nga trong bối cảnh nước này có nhiều bất đồng với Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, Philippines chính là “ch́a khoá” cho tham vọng của Nga, cứu văn nền kinh tế hiện tại, tham gia sâu rộng hơn các hiệp ước thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu (EUU) và Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN.
Thêm vào đó, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng động thái “thân” Nga phần nào xuất phát từ mối quan hệ “trục trặc” với Mỹ của ông Duterte. Song, các nhà hoạch định chính sách của Philippines lại bác bỏ nhận định đó và cho rằng, từ những năm 1976, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đă thiết lập quan hệ ngoại giao đặc biệt với Liên Xô cũ.
Mối quan hệ ngoại giao của Manila với Moscow cũng đă từng được cho là “lá chắn” cho những ảnh hưởng tiêu cực của Mỹ đối với Philippines, vậy nên việc Nga và Philippines “ấm nồng” quan hệ là điều dễ hiểu.
Nhưng theo chuyên gia của The Diplomat, sau khi Liên Xô tan ră, quan hệ giữa hai nước không hề phát triển mạnh như sau khi Tổng thống Duterte nhậm chức.
Jaime Bautista, cựu đại sứ Philippines tại Nga lư giải: “Người đứng đầu Phlippines luôn hâm mộ bản lĩnh của Tổng thống Nga Putin, mặc dù Moscow phải đối mặt với nhiều thách thức chính trị và bất ổn kinh tế song nước Nga vẫn đứng vững như ngày nay”.
Thêm vào đó, cả hai nhà lănh đạo có nét tương đồng khi đều rất cứng rắn trong việc thực thi pháp luật và chống tội phạm.
Ông Duterte liên tục đánh giá cao Tổng thống Nga khi có thể đối mặt với nhiều sức ép từ phương Tây những vẫn mang lại sự tin tưởng cho người dân Nga. Thậm chí cuối năm 2016, ông Duterte c̣n chỉ trích Ṭa án H́nh sự Quốc tế ICC là “vô dụng” và cảnh báo rằng, ông có thể sẽ “theo chân” Nga rời khỏi ICC nếu phương Tây vẫn gắng tiếp tục án cuộc chiến chống ma túy của Philippines do ông Duterte đề ra.
The Diplomat c̣n chỉ ra, Manila đă rất “tức giận” khi Mỹ gần đây quyết định ngừng bán khoảng 26.000 súng trường tấn công cho cảnh sát quốc gia . Điều này khiến Philippines phải hướng đến Nga và xem Moscow là điểm cung ứng vũ khí. Các máy bay Su-25 và Yak-130 của Nga đă được cung ứng đến Philippines trong dịp cuối năm 2016.
“Trong năm 2017, Nga có thể sẽ c̣n cung cấp tàu tên lửa tầm ngắn vào Philippines trong thời gian tới. Quan hệ Nga - Philippines có thể sẽ phát triển mạnh dưới thời Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Nh́n chung, trong mối quan hệ Moscow - Manila th́ người được lợi nhất vẫn là Nga bởi một khi hợp tác với Philippines th́ ảnh hưởng của Nga sẽ lan toả khắp châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á”, chuyên gia Rakesh Simha kết luận.