New York Times cho rằng việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ là đ̣n trả đũa của Nga đối với bà Clinton.
T́nh báo Mỹ đă cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. New York Times cho rằng Nga muốn trả đũa bởi trước đây, khi bà Clinton làm bộ trưởng, bà đă từng chỉ trích ông Putin rất nặng nề.
Khi mà phần lớn người Mỹ cho rằng việc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ vừa qua là chuyện tức thời th́ các nhà điều tra khẳng định đây là một phần trong chiến dịch có quy mô kéo dài hàng năm trời.
Báo cáo của 3 cơ quan an ninh Mỹ, cơ quan t́nh báo Trung Ương (CIA), Cục điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) cáo buộc rằng chính Tồng thống Nga Putin đă chỉ đạo tấn công mạng của Mỹ nhằm giúp ông Trump thắng cử.
"Ông Putin và chính phủ Nga mong muốn giúp Tổng thống đắc cử Donald Trump chiến thắng bằng cách làm giảm uy tín của cựu Ngoại trưởng Clinton và công khai phản đối bà", báo cáo cho biết.
Tổng thống Nga Putin và bà Hillary Clinton.
Tờ New York Times nhận định rằng việc Tổng thống Putin làm giảm uy tín của bà Clinton trong cuộc tấn công vào bầu cử Mỹ là nhằm mục đích đáp trả việc trước đây khi c̣n là ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đă có những chỉ trích ông Putin và thậm chí c̣n khuyến khích các cuộc biểu t́nh chống lại ông Putin vào năm 2011.
Ông Putin cũng nghi ngờ Mỹ can thiệp trong vụ Hồ sơ Panama, tiết lộ thông tin về khối tài sản khổng lồ nước ngoài của nhiều nhân vật thân cận với nhà lănh đạo Nga này.
Ngoài ra, việc vận động viên Nga sử dụng thuốc kích thích một cách có hệ thống và bị phản đối bởi cộng đồng quốc tế cũng được ông Putin cho rằng có khởi nguồn từ sự can thiệp, bóc mẽ của Mỹ. Tổng thống Nga rất tức giận v́ điều này.
Đây được coi là một trong những lư do để Nga t́m cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo ông Christopher Porter, cựu điệp viên CIA, sự can thiệp của Nga là "cú đ̣n trả đũa" với bà Clinton.
Ông Christopher Porter cho rằng Tổng thống Nga công khai bày tỏ thái độ không hài ḷng khi Mỹ "thúc đẩy dân chủ" ở Ukraine và Gruzia, "sân sau" của Nga, nơi nước này luôn t́m cách gia tăng ảnh hưởng.
Trong suốt nhiều năm mối quan hệ giữa ông Putin và bà Clinton đă trải qua nhiều rạn nứt. Phía Nga tin rằng trước đây, khi c̣n là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đă t́m cách hạ bệ ông Putin khi ông bày tỏ mong muốn quay trở lại làm Tổng thống năm 2011. V́ lẽ đó nên việc trả đũa bà Clinton lần này được Kremlin coi là biện pháp mang tính pḥng thủ.
Thậm chí, trước khi giữ cương vị Ngoại trưởng dưới thời ông Obama, bà Clinton đă có những quan điểm cứng rắn về ông Putin.
Khi c̣n là một thượng nghị sĩ Mỹ, bà đă lên án cuộc tấn công của quân đội Nga vào tháng 8/2008 ở cộng ḥa Gruzia và chỉ trích ông Putin, một cựu sĩ quan KGB của Liên Xô và hiện lúc đó là thủ tướng Nga.
Và chỉ hơn một năm sau khi được ông Obama bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đă thực hiện nhiệm vụ điều hành chính sách “tái thiết lập quan hệ với Nga”, chính sách nhằm tận dụng sự thay đổi trong hàng ngũ lănh đạo của Mỹ và Nga để mở ra một kỷ nguyên mới của sự hợp tác.
Chính quyền Mỹ tin rằng Tổng thống khi đó của Nga, ông Dmitry Medvedev, có thể cởi mở hơn với một đối tác thực sự.
Nhưng một sự cố đă xảy ra. Tại buổi họp báo ở Geneva vào tháng 3/2009, để đánh dấu sự khởi đầu mới trong quan hệ Nga - Mỹ, bà Clinton trao cho ông Lavrov, ngoại trưởng Nga cái nút đỏ in chữ "reset" bằng tiếng Anh (có nghĩa là khởi động lại) và chữ “peregruzka” bằng tiếng Nga- đây là một sự nhầm lẫn trong dịch thuật từ phía Mỹ v́ từ này không mang nghĩa khởi động lại mà là “quá tải”. Sự cố này khiến ông Lavrov tỏ vẻ bối rối khi nhận cái nút “peregruzka”đó.
Khi đưa ra cáo buộc chính Tổng thống Putin đă chỉ đạo tấn công mạng của Mỹ nhằm giúp ông Trump thắng cử, hẳn 3 cơ quan an ninh Mỹ là CIA, FBI và NSA sẽ phải đối mặt với một t́nh huống không dễ dàng, đó là báo với Tổng thống mới rằng ông đă chiến thắng nhờ sự giúp đỡ của người Nga.
Lâu nay, ông Trump luôn nghi ngờ về cáo buộc Nga đứng sau cuộc tấn công mạng nhằm can thiệp bầu cử Mỹ và ông Trump đă luôn t́m cách phản đối và lên án các cơ quan t́nh báo trong nước.
Và một thực tế cũng không thể chối bỏ rằng trong bản báo cáo công khai của t́nh báo Mỹ vẫn c̣n thiếu sót quan trọng đó là bằng chứng cụ thể về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ.
VietBF © Sưu tập