Đây thức sự là một thứ hết sức nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều đang nạp vào cơ thể hàng ngày. Thứ cực ḱ nguy hiểm mà chúng ta đang muốn nói tới ở đây chính là muối – thứ gia vị không thể thiếu với mỗi chúng ta. Tuy nhiên liều lượng ra sao để chúng không hủy hoại sức khỏe của chúng ta chính là vấn đề lớn nhất.
Ăn quá mặn hay quá nhạt, cơ thể đều có thể gặp nguy hiểm. Ảnh: Fitnflexed.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) - cho biết muối là một loại gia vị đặc biệt, rất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người. Tuy nhiên, việc dùng muối như thế nào không phải điều đơn giản. Nếu dùng sai cách, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn những ǵ bạn nghĩ.
Mối nguy hiểm khi ăn quá mặn
Theo bác sĩ Toàn, thói quen ăn mặn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp.
Cơ thể cũng t́m cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây “mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này.
Ăn nhiều muối c̣n làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Những người đă mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Sai lầm khi kiêng muối hoàn toàn
Ngược lại, chế độ ăn quá nhạt cũng là một sai lầm không đáng có trong ăn uống. Nếu ăn ít muối quá, cơ thể có thể bị mệt mỏi, chán ăn, dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ quan trong cơ thể và suy giảm sức khỏe nếu để t́nh trạng đó diễn ra trong thời gian dài.
Trong cơ thể, muối đóng vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong ḷng mạch máu.
Ngoài ra, muối c̣n có vai tṛ trong việc duy tŕ điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo thăng bằng kiềm toan.
Điều ḥa natri trong cơ thể do hormone vỏ thượng thận aldosteron và hormone vasopressin của tuyến hậu yên. Natri máu b́nh thường là 135-145 mEq/l. Muối trong máu giảm khi lượng natri máu dưới 135 mEq/l.
Một chế độ ăn ít muối là khi lượng thức ăn, nước uống trong 24 giờ đưa vào cơ thể có tổng lượng NaCl dưới 2.400 mg (tương đương với khoảng 1 th́a cà phê). Nếu người b́nh thường chỉ sử dụng 1-2 g muối/ngày và kéo dài th́ được coi là ăn quá ít muối và có thể bị hạ natri máu.
Đối với những người ăn kiêng muối quá mức, lượng natri máu giảm nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong nếu lượng natri máu xuống quá thấp.
Natri máu giảm cũng làm cho nước tự do thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng phù tay, chân hoặc nặng hơn là gây phù toàn thân. Hạ natri máu khiến hệ cơ bị suy giảm chức năng với các biểu hiện như mỏi, liệt cơ, kiến ḅ, chuột rút.
Bác sĩ Toàn cho biết lượng muối b́nh quân cần thiết cho cơ thể dao động từ 4-10 g muối NaCl/ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số c̣n lại được bổ sung trong quá tŕnh chế biến thực phẩm.
Người b́nh thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn chỉ nên ăn từ 6-8 g muối một ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh...).