Những tuyên bố rất ngắn gọn của ông Trump trên mạng xă hội twitter đang được khá nhiều người để ư. Hàn Quốc sẵn sàng trả lương cho nhân viên chỉ để "ngồi canh" những tuyên bố đó xuất hiện. Những ḍng status của ông Trump như một lời đánh tiếng trước cho những chiến lược ngoại giao.
Trang Twitter của ông Donald Trump
Hàn Quốc mở một chức danh mới trong Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ duy nhất là theo dơi các ḍng tin nhắn trên Twitter của ông Donald Trump để dự đoán chính sách của Tổng thống tân cử Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á dễ thay đổi này.
Nhật báo JoongAng đưa tin Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đă chỉ định một viên chức có trách nhiệm theo sát các b́nh luận của ông Trump trên truyền thông xă hội v́ chính phủ Hàn Quốc, cũng như hầu hết các nước, "vẫn đang trong quá tŕnh xây dựng quan hệ với ông Trump và chưa có nhiều hiểu biết về chính sách đối ngoại của ông.”
Bào báo viết: "Các tin nhắn dài 140 kư tự của ông Trump hiện là nguồn thông tin rơ nhất về chính sách của chính quyền sắp tới."
Một trong những tuyên bố trên Twitter gần đây nhất của ông Trump có liên quan đến Triều Tiên là phản hồi sau thông điệp đầu năm của lănh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Kim loan báo Bắc Triều Tiên sắp phóng một phi đạn đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu ở Mỹ. Ông Trump sau đó b́nh luận trên Twitter rằng: “Điều đó sẽ không xảy ra!”
Ḍng tweet này là chỉ dấu đầu tiên mà chính phủ Hàn Quốc nhận được hé lộ quan điểm của vị Tổng thống đắc cử về các chương tŕnh vũ khí hủy diệt hàng loạt của B́nh Nhưỡng.
Kể từ khi đắc cử, nhà tỷ phú đảng Cộng ḥa đă phá tiền lệ bằng cách thường xuyên dùng Twitter để đáp lại những lời b́nh luận và đưa ra các phát ngôn đối ngoại - đôi khi có liên quan các vấn đề tối nghiêm trọng như an ninh quốc gia.
Trung Quốc hoàn toàn không thích thú với cách giao tiếp không chính thống của ông Trump.
Tân Hoa Xă của nhà nước Trung Quốc đă chỉ trích ông Trump v́ đă dùng các thông điệp trên mạng truyền thông xă hội để trao đổi các vấn đề khác nhau từ chuyện Đài Loan cho tới chuyện tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông. Tờ báo này nói không nên biến Twitter thành một công cụ cho chính sách ngoại giao.