Cậu bé 15 tuổi đă lựa chọn cái chết để cảnh tỉnh cả xă hội. Cậu để lại bức thư cho gia đ́nh, cộng đồng và bạn bè. Cái chết của cậu bé này đă và đang khiến nhiều trẻ gốc Việt ở Mỹ hoang mang. Trẻ người Mỹ gốc Việt thường bị nhiều áp lực về học hành hơn so với trẻ người Mỹ bản địa. Bố mẹ các em đa phần phải lao động hơn 40 tiếng/tuần, thời gian dành cho con cái không nhiều, trong khi tham vọng đặt vào con lại quá lớn.
Kyle Huynh chán ghét cuộc sống không lối thoát.
Báo người Việt ở cộng đồng Hải ngoại đă viết về vụ tự tử của cậu bé 15 tuổi người Mỹ gốc Việt đang gây chấn động dư luận, cảnh tỉnh nhiều phụ huynh.
Cậu bé Kyle Huỳnh, 15 tuổi, được phát hiện đă treo cổ tự tử tại nhà riêng. Vụ việc có lẽ sẽ khó có câu trả lời ngọn ngành nếu như không có 3 bức thư mà em để lại.
Sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh có hai chị em. Mindy, chị gái của Kyle, đang là sinh viên ĐH Woodbury. Kyle năm nay 15 tuổi, học lớp 10 trường Trung học Bolsa Grande - một trường THPT công lập và khá danh tiếng.
Trong hệ thống các trường học ở Mỹ th́ trường nào cũng có các chuyên gia tư vấn tâm lư cho học sinh. Tuy nhiên, với trường hợp của Kyle, em biết ḿnh không t́m ra lối thoát, chán ghét cuộc sống và thay bằng việc chia sẻ với nhà trường, bố mẹ, bạn bè th́ em chọn cách là giữ lại cho riêng ḿnh.
Điều đáng tiếc là việc tự tử có lẽ đă được em chuẩn bị từ khá lâu nhưng không ai hay biết, Kyle cũng không có biểu hiện ǵ khác thường.
Trong 10 ngày nay, cộng đồng người Việt ở Mỹ xôn xao bàn tán về vụ việc đau ḷng này. Làm cha, làm mẹ ai cũng đau xót khi chứng kiện tận mắt con ḿnh từ bỏ cơi đời mà bất lực không thể làm ǵ để giúp con.
Trong lá thư để lại cho gia đ́nh, Kyle chỉ nói là xin lỗi bố mẹ v́ em đă không thể hoàn thành được mong muốn của bố mẹ là muốn em học y khoa. Liệu đây có phải là một áp lực với em hoặc đây có phải là một sứ mệnh mà em không muốn làm nhưng vẫn phải cố để thực hiện?
Sau cái chết của Kyle, các bạn của em bắt đầu chia sẻ rằng, chúng cũng bị áp lực nặng nề từ phía gia đ́nh và nhà trường.
Thực tế, trẻ người Mỹ gốc Việt thường bị áp lực về học hành và tương lai hơn rất nhiều so với trẻ người Mỹ. Bố mẹ các em phần đông là những người lao động hơn 40 tiếng/tuần, thời gian dành cho con cái không nhiều trong khi tham vọng đặt ở con th́ quá lớn.
Việc bố mẹ thường xuyên không cùng con tham gia các hoạt động ngoại khóa, hay các hoạt động thể thao ở trường là rất phổ biến. Rồi ngôn ngữ cũng là một rào cản khá lớn.
Có thể khẳng định, tất cả các em dù sinh ra ở Mỹ, nhưng đều hiểu bố mẹ và mọi người nói ǵ bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, khi cần phải trả lời th́ các em đều đáp bằng tiếng Anh. Có thể nói rất ít các ông bố bà mẹ cảm thấy ḿnh cần phải có trách nhiệm nhắc nhở con trong chuyện này.
Trong khi đó, ở lứa tuổi 14-15 trở lên, các em gần như không muốn tâm sự với bố mẹ nữa v́ nếu nói bằng tiếng Anh th́ bố mẹ không hiểu hết, nói tiếng Việt th́ không đủ khả năng diễn đạt.