Đây thực sự là một tín hiệu bất ngờ không chỉ với Mỹ, Trung mà với tất cả thế giới. Các chuyên gia đánh giá Mỹ và Trung Quốc là hai cường quyết quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của toàn thế giới. V́ vậy, việc đầu tiên mà ông Trump cần làm ngay lúc này chính là t́m kiếm một lối thoát mới cho mối quan hệ đang hết sức căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Từ các vấn đề chiến tranh, ḥa b́nh và thương mại thế giới, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những nhân tố mang tính quyết định trong quan hệ quốc tế.
Nhiệm vụ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong chính sách đối ngoại của Mỹ là t́m kiếm sự cân bằng mới trong quan hệ với Trung Quốc.
Tổng thống măn nhiệm Mỹ Barack Obama đă ghi lại dấu ấn của ḿnh trong chính sách đối ngoại Mỹ thông qua chiến lược xoay trục, sau đó là tái cân bằng về Châu Á - Thái B́nh Dương. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia hôm 17.11.2011, ông Obama đặt ra tầm nh́n thế kỷ 21 của giới lănh đạo Mỹ trong khu vực thông qua việc thúc đẩy an ninh khu vực, chia sẻ thịnh vượng kinh tế và lănh đạo thích hợp.
Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (USCC) của Quốc hội Mỹ có nhiệm vụ giám sát tác động an ninh quốc gia của mối quan hệ kinh tế thương mại song phương với Trung Quốc, đánh giá chiến lược tái cân bằng trong báo cáo thường niên năm 2016.
Trên b́nh diện an ninh, chiến lược tái cân bằng đă gia tăng phạm vi và chất lượng triển khai lực lượng Mỹ trong khu vực. Chính quyền ông Obama cam kết chuyển 60% lực lượng hải quân Mỹ sang Châu Á - Thái B́nh Dương đến năm 2020, để phù hợp với 60% lực lượng không quân và 2/3 lính thủy đánh bộ Mỹ trong hu vực này.
Ngoài ra, Mỹ triển khai vũ khí hiện đại nhất đến khu vực, như chiến đấu cơ F-22 và F-35, tàu sân bay lớp Ford, tàu ngầm tấn công lớp Virginia và tàu khu trục tàng h́nh lớp Zumwalt.
Tái cân bằng cũng liên quan đến sự mở rộng hỗ trợ an ninh với các đối tác chủ chốt. Chẳng hạn, trong năm 2015 chính quyền của Tổng thống Obama đă phát động Sáng kiến Hỗ trợ An ninh hàng hải Đông Nam Á, cam kết 425 triệu USD để phát triển khả năng hàng hải của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Trên mặt trận ngoại giao, chính quyền Obama làm sâu sắc thêm các mối quan hệ song phương và đa phương của Mỹ. Chẳng hạn, kể từ khi phát động chiến lược tái cân bằng, Mỹ đă tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nâng cấp quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược, tăng cường tham gia vào diễn đàn APEC và ARF. Danh sách các nước cải thiện quan hệ song phương với Mỹ bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Mỹ cũng tập trung mạnh vào việc phát triển các hiệp định thương mại tự do, như TPP. Ngay cả khi chưa có TPP, thương mại của Mỹ với Châu Á tăng nhanh hơn với Châu Âu, Bắc Mỹ hay Mỹ Latin, chiếm 39% tổng thương mại hàng hóa Mỹ trong năm 2015. Mặc dù vậy, Tổng thống đắc cử Donald Trump đă tuyên bố rút khỏi TPP ngay ngày đầu tiên vào Nhà Trắng.
Liệu chính quyền của ông Trump có các biện pháp quyết định để thay đổi hoặc rút khỏi các biện pháp đă được thực hiện trong chiến dịch tái cân bằng? Câu trả lời cuối cùng có thể phụ thuộc vào việc liệu tái cân bằng có thể được xem là một sáng kiến thời Obama nhằm đối phó với một Trung Quốc đang lên và một Châu Á - Thái B́nh Dương ngày càng quan trọng, hay là sự tiếp nối tự nhiên của chính sách và các lợi ích của Mỹ. USCC kết luận rằng, chiến lược tái cân bằng của ông Obama không phải là sự thay đổi cơ bản trong các mục tiêu hoặc sự khác biệt đáng kể so với chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ.
Với chính quyền của Donald Trump, USCC dự báo rằng, ngay cả với chiến lược tái cân bằng th́ sự cân bằng về sức mạnh quân sự trong khu vực đă chuyển dịch về Trung Quốc và xa dần khỏi Mỹ và đồng minh, chủ yếu là do sự tăng nhanh trong chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc cảm thấy được trao quyền để xác lập an ninh khu vực và các khuôn khổ kinh tế.
Căng thẳng v́ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực càng ngày càng trầm trọng. Ở Biển Đông và Hoa Đông, nơi Mỹ và đồng minh chia sẻ lợi ích cốt lơi, việc đứng vững trước những hành động quyết đoán của Trung Quốc là cực kỳ quan trọng.
Tương tự, chính quyền của ông Trump cần tiếp tục các chiến dịch thực thi tự do hàng hải, có thể cùng đồng minh chủ chốt, và dịch chuyển nguồn lực quân sự về các căn cứ khu vực chẳng hạn như Guam.
Tuy nhiên, ở những khu vực khác như Trung Á, Mỹ nên thích nghi với những cam kết của Trung Quốc, như sáng kiến Một vành đai, Một con đường - được thiết kế để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, do Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) mà Trung Quốc đứng đầu tài trợ. Chẳng hạn, Mỹ có thể cung cấp những bài học từ sáng kiến Mạng lưới phân phối phương Bắc - hệ thống hậu cần của Lầu Năm Góc kết nối các cảng biển Baltic và Caspian với Afghanistan qua Nga, Trung Á và Caucasus.
Một khi đă bước vào Văn pḥng Bầu Dục, Tổng thống Donald Trump phải nhận ra tầm nh́n lớn hơn để sáng suốt khi ở đỉnh cao quyền lực. T́m kiếm sự cân bằng mới trong quan hệ Mỹ - Trung, tương lai của chính trị thế giới, đ̣i hỏi điều đó.