Việc Nga phát triển với tốc độ chóng mặt trong lĩnh vực quân sự không chỉ do năng lực của nước này mà yếu tố quan trọng hơn cả chính là v́ sự xuất hiện của ông Trump. Ông Trump đă khiến cho Nga và NATO ngày càng xích lại gần nhau hơn và điều này khiến Nga càng trở nên không có đối thủ trong lĩnh vực này.
Theo cựu Cục phó Tư lệnh NATO, Đại tướng người Anh Richard Shirreff, chính sách đối ngoại của tân Tổng thống mới đắc cử Donald Trump không chỉ làm xói ṃn niềm tin giữa các thành viên NATO, mà nó c̣n trở thành “cú đấm” cuối cùng đẩy tổ chức này đến bước đường cùng
NATO KHÓ TỒN TẠI ĐẾN HẾT NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG TRUMP
Nếu ông chủ mới của Nhà Trắng “tiếp tục phá huỷ sự tin cậy của hệ thống pḥng thủ tập thể, giống như những ǵ ông ấy bắt đầu thực hiện kể từ khi c̣n là một ứng cử viên Tổng thống, th́ NATO sẽ không thể tồn tại trong ṿng 5 năm tới,” ông Shirreff đưa ra dự đoán trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Politico.
Ngài Đại tướng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nguyên tắc pḥng thủ tập thể do NATO tạo ra và được đề cập đến trong Điều 5 của Hiệp ước Washington. “Điều thật sự đáng sợ là việc ông Trump tuyên bố [nước Mỹ] sẽ không tiến hành hỗ trợ nếu một thành viên NATO bị tấn công,” Shirreff nói. Theo ông, NATO là một liên minh được xây dựng dựa trên nền tảng “niềm tin”. “Thứ giữ cho các quốc gia đứng cạnh nhau chính là niềm tin”, cựu Cục phó tư lệnh khẳng định. “Nếu có một nhà lănh đạo nào của NATO nói rằng, ‘Hăy để tôi giúp đỡ anh, nếu anh đă chuẩn bị trả tiền cho quân đội Mỹ ở quốc gia của anh,’ niềm tin đó sẽ bị đổ vỡ, và những thế lực chia rẽ các thành viên sẽ chiếm ưu thế, và làm lu mờ những thế lực kết nối họ với nhau,” Shireffe nh́n nhận.
Tuy nhiên, ngài Đại tướng cũng cảnh báo rằng, đó mới chỉ là một nửa của vấn đề. Theo ông, những điểm yếu của NATO sẽ thúc đẩy nước Nga nắm lấy cơ hội lập lại trật tự thời hậu Chiến tranh lạnh. “Tôi không nói rằng chúng ta sẽ chứng kiến quân lính Nga diễu hành đến Paris…. Nhưng cái chúng ta sẽ thấy, đó sẽ là một Yalta mới của thế kỷ XXI,” ông Shirreff đề cập đến Hội nghị Yalta năm 1945 –sự kiện được đánh giá là đă h́nh thành trật tự mới cho thế giới sau khi Thế chiến thứ Hai kết thúc.
"NATO sẽ không thể tồn tại trong ṿng 5 năm tới"
Vào tháng Năm 2016, Shirreff đă xuất bản cuốn sách có tựa đề “2017: Cuộc chiến với Nga – Cảnh báo nguy cấp từ một vị tư lệnh quân đội cấp cao.” Trong tác phẩm của ḿnh, ngài cựu Cục phó Tư lệnh đưa ra viễn cảnh nước Nga chiếm đóng Ukraine và các quốc gia vùng Baltic trực tiếp đối đầu quân sự với NATO. Về phía Mỹ, tân Tổng thống (là một người phụ nữ) đă hỗ trợ cho Ukraine và thi hành một lập trường cứng rắn chống lại Moscow. Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, kịch bản của ông Shirreff hầu như không có điểm nào dính dáng đến thực tế.
NGA VÀ NATO XÍCH LẠI NHỜ CHÍNH SÁCH CỦA TRUMP?
Hồi đầu tuần, tạp chí Foreign Policy đă đưa ra cảnh báo về một đoạn ghi chú, với nội dung được cho là đề cương về ưu tiên quốc pḥng của tân Tổng thống Trump. “Bên cạnh việc nhấn mạnh vào các vấn đề ngân sách, ‘sức mạnh’, cùng chống khủng bố tại Iraq và Syria, bản ghi chú bao gồm những tóm lược giữa Bộ Quốc pḥng và đội ngũ cố vấn của ông Trump về Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Nhưng nước Nga không được đề cập tới,” Foreign Policy cho biết.
Cũng theo tạp chí này, năm ngoái, Tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ từng gọi Nga là “một quốc gia có thể gây nên mối đe doạ sống c̣n cho nước Mỹ.”
Tuy nhiên, chính sách tương lai của chính quyền Trump với NATO vẫn đang c̣n là một bí ẩn. Hôm Thứ Hai (19/12), một nguồn tin ngoại giao từ châu Âu tiết lộ với hăng tin RIA Novosti rằng, các quốc gia thành viên NATO vẫn chưa xác định được chính sách an ninh xuyên đại tây dương nào sẽ được tân Tổng thống Mỹ theo đuổi. “Điều duy nhất đem NATO xích lại gần Nga hơn bây giờ, là việc cả hai bên đều không biết ông Trump sẽ sử dụng chính sách nào,” nguồn tin này khẳng định.
Trả lời trước báo chí, phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rơ, nước Nga không hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ ngay lập tức từ bỏ kế hoạch mở rộng NATO. “Điều chúng tôi mong đợi là một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn. Chúng tôi không mong muốn ḿnh có thể giải quyết được mọi vấn đề hoặc Mỹ sẽ ngay lập tức từ bỏ kế hoạch mở rộng NATO hay di chuyển cơ sở hạ tầng của họ đến gần biên giới nước Nga,” ông Peskov trả lời phỏng vấn kênh truyền h́nh Nga Mir-24.
Paul D. Shinkman của tờ US News and World Report trong một bài báo gần đây của ḿnh từng chỉ ra, những dự định thực sự của ông Trump với Nga sẽ trở nên rơ ràng sau thời điểm nhậm chức: Tân Tổng thống hoặc sẽ tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại vùng Baltic vào năm 2017 theo nội dung trong Sáng kiến củng cố an ninh châu Âu – đạt được dưới thời Obama – hoặc xem xét lại kế hoạch này.