Người Nhật rất thông minh nên công nghệ nhiên liệu để phóng tên lửa cũng rất tân tiến. Để giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, người Nhật phát triển loại nhiên liệu thể rắn. Đây là tên lửa thứ 2 phóng thành công vào quỹ đạo trái đất của họ,
Cơ quan khai thác không gian vũ trụ Nhật Bản (JAEA) ngày 20/12 cho biết, tên lửa Epsilon đă được phóng vào lúc 20h00 giờ địa phương (tức 18h giờ Hà Nội), vệ tinh ERG nghiên cứu vành đai bức xạ của Trái Đất đă tách ra vào lúc 20h15 và đi vào quỹ đạo.
Tên lửa Epsilon dài 26 m, có ba tầng. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn thứ hai, sau khi tên lửa đầu tiên được phóng thành công vào năm 2013. Thiết kế đặc biệt trên cho phép tên lửa này có chi phí vận hành thấp và có thể phóng thường xuyên hơn so với các tên lửa chính H-2A và H-2B, vốn dùng nhiên liệu lỏng.
Tên lửa Epsilon là "hậu duệ" của tên lửa M5, vốn đă ngừng sử dụng từ năm 2006. Epsilon đă được nâng cấp để đem theo một vệ tinh nặng hơn 30%, với việc tầng hai của tên lửa chứa nhiều nhiên liệu hơn và mũi tên lửa rộng hơn cho phép mang vật lớn hơn. Epsilon có thể vận chuyển tới 590 kg.
Trong nỗ lực giảm chi phí của Epsilon, các công nghệ như hệ thống kiểm soát tự động và kiểm tra di động thông qua hai đơn vị máy tính cá nhân đă được sử dụng. Chi phí đă được cắt giảm 5 tỷ yen (42 triệu USD) cho mỗi lần phóng, tức là chỉ bằng 2/3 chi phí phóng tên lửa M5.
Vệ tinh ERG sẽ quay trong quỹ đạo thông qua vành đai bức xạ và có nhiệm vụ quan sát các electron và điện từ trường để nghiên cứu hiện tượng khiến vệ tinh không hoạt động được và gây ngắt quăng thông tin.