Chính phủ Miến đă không có được những lời giải thích về việc quân đội nước này liên quan đến vụ đốt làng Rohingya. Đây có thể là do nước này đang vi phạm nhân quyền do đây là ngôi làng của những người hồi giáo. Tổ chức nhân quyền thế giới đă cáo buộc quân đội Myanmar liên quan do phân tích ảnh vệ tinh.
Tổ chức Theo dơi Nhân Quyền (Human Right Watch - HRW) nói họ đă phân tích h́nh ảnh ngôi làng Wa Peik của người Rohingya tại bang Rakhine.
Theo HRW, các h́nh ảnh cho thấy trong thời gian Wa Peik bị đốt, đă có các xe tải quân sự hoạt động ở một địa điểm đồn trú của quân đội gần đó.
Điều này cho thấy binh lính chính phủ đă có mặt tại khu vực, HRW nói.
"Khó mà tin được là các tay súng dân quân đă đốt phá trên 300 ngôi nhà tại Wa Peik trong thời gian hơn một tháng trong lúc các lực lượng an ninh Miến Điện đứng ngay đó mà chỉ nh́n," Brad Adams, giám đốc phụ trách khu vực Á châu của Human Rights Watch nói.
Khi được hỏi về các cáo buộc, phát ngôn viên của chính phủ, Zaw Htay nói ông sẽ không b́nh luận ǵ trong lúc cuộc điều tra về những ǵ diễn ra tại bang Rakhine đang được tiến hành.
Một nhóm gồm các thành viên do chính phủ chỉ định đă dành mấy ngày vừa qua để tới thăm các khu làng bị ảnh hưởng và được trông đợi là sẽ công bố kết quả t́m hiểu vào cuối tháng Giêng.
Đây là lần thứ ba tổ chức Human Rights Watch tường tŕnh về cuộc khủng hoảng hiện thời và về việc đốt phá các khu làng của người Rohingya.
Những lần trước, chính phủ Miến bác bỏ việc quân đội phải chịu trách nhiệm và nói người Rohingya đă phóng hỏa tự đốt nhà để nhằm khiến quốc tế mủi ḷng.
Các phóng viên độc lập đă không được phép vào bang Rakhine ở miền bắc sau khi các tay súng có vũ trang tấn công vào các chốt biên giới hôm 9/10, giết chết chín cảnh sát.
Kể từ đó, khu vực này bị phong tỏa giữa lúc có những cáo buộc quân đội có hành động diệt chủng đối với người Rohingya.
Các số liệu mới nhất do Liên Hiệp Quốc công bố cho thấy kể từ đó đă có 27 ngàn người Rohingya bỏ chạy qua biên giới sang Bangladesh.