Cả thế giới sốc nặng khi cử tri Mỹ chọn tỷ phú Donald Trump là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ trở lên tốt đẹp hơn dưới thời ông Trump là điều có thể đoán trước được. Tryng Quốc bề ngoài vậy thôi nhưng vô cùng lo ngài cái điều sự liên kết mạnh mẽ Nga-Trung Quốc dường như đă không c̣n lư do để tồn tại?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hứa hẹn sẽ đi cùng một hướng với ông Putin.
Trump đă nhiều lần nói rằng ông muốn hợp tác cùng với Nga trong giải quyết nhiều vấn đề chung. Do vậy, sau cuộc bầu cử, điện Kremlin đă kỳ vọng Tổng thống đắc cử Trump và Tổng thống Putin sẽ có sự gần gũi với nhau hơn tuy nhiên vẫn có những thận trọng về niềm tin trong quan hệ Nga-Mỹ có thể cải thiện.
Cả ông Putin và Donald Trump đều giống nhau ở chỗ họ dường như không có quan hệ thân thiết với chính quyền hiện tại như Tổng thống Mỹ Barack Obama hay bà Hillary Clinton.
Trump thực tế là một doanh nhân, ông không phải là một nhà tư tưởng. Do đó, vị tổng thống đắc cử này sẽ không quan tâm hay chỉ trích về cái gọi là dân chủ hay nhân quyền mà Mỹ vẫn thường áp đặt cho Nga.
Nếu bà Clinton là người giành chiến thắng, đối đầu với Nga sẽ vẫn tiếp tục, và có thể là leo thang căng thẳng hơn khi đội cố vấn chính sách ngoại giao của bà gồm rất nhiều nhân vật chống Nga ác liệt.
Ngược lại ông Trump không có bất kỳ định kiến ǵ về Nga. V́ thế, ông có nhiều khả năng để thành công trong việc đưa ra một khởi đầu mới với Moscow - hoặc ít nhất là tránh đưa t́nh h́nh trở nên xung đột nguy hiểm ở những nơi như Ukraine và Syria.
Nhưng quan trọng nhất, chính quyền Trump có một cơ hội khá tốt để ḥa hợp cùng với Nga khi triết lư chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử Trump là quan tâm đến việc giảm bớt nguồn lực ra nước ngoài để ưu tiên cho các vấn đề trong nước.
Điều này về cơ bản sẽ thay đổi tính chất của Mỹ trở thành một quốc gia hỗ trợ nhiều hơn là vai tṛ "cảnh sát toàn cầu" mà giới chính khách Mỹ thường nhắc đến trước đây.
Quan điểm của ông Trump đang gần với lư thuyết "Cân bằng ngoài khơi", trong đó nhấn mạnh rằng chính sách duy tŕ tính ưu việt toàn cầu hiện tại mà Mỹ đang áp dụng là không bền vững v́ nó có thể dẫn đến một sự khủng hoảng năng lực đối với Mỹ.
Thay vào đó, Mỹ không cần quá sức và chấp nhận hệ thống đa cực, trong đó Mỹ vẫn sẽ là cực mạnh nhất, mà không cần phải mang quá nặng nề trách nhiệm, cũng như ôm đồm nhiều thứ.
"Cân bằng ngoài khơi" cũng nhấn mạnh rằng lợi thế chiến lược của Mỹ chính là lực lượng hải quân và không quân. Điều này rất phù hợp với hướng đi đề ra gần đây của tổng thống đắc cử.
Nếu Trump đi theo sự cân bằng này, nó sẽ làm giảm nhiều những căng thẳng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Nga - Artyom Lukin, chuyên gia nghiên cứu Quốc tế và Khu vực từ Đại học Viễn Đông Liên bang, Vladivostok nhận định.
Ư nghĩa quan hệ Trump-Putin đối với châu Á
Sau tất cả, một thế giới đa cực là chính xác những ǵ Nga muốn. Nếu Trump chuyển các cam kết quân sự từ các khu vực chiến lược ở châu Âu và Trung Đông về phía các nước Đông Nam Á, điều này sẽ chỉ làm hài ḷng Moscow.
Trong lịch sử, Nga luôn cảm nhận rằng lo ngại an ninh chính của ḿnh là nằm ở phía tây, phía nam biên giới và châu Á-Thái B́nh Dương vẫn luôn là quan trọng nhất.
Thế nhưng câu hỏi thú vị nhất ở đây là những tác động ḥa dịu Nga-Mỹ sẽ có ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc hay không?
Từ năm 2012, quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh đă được mở rộng và làm sâu sắc hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị-quân sự. Liên kết Nga-Trung Quốc phần lớn được thúc đẩy từ mối lo ngại về sức mạnh lấn lướt của Mỹ.
Sự ghẻ lạnh của phương Tây trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đă làm cho Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh - và chia sẻ lợi ích với Trung Quốc ở châu Á. Nhưng nếu Moscow b́nh thường hóa quan hệ với Washington, sẽ không c̣n lư do để Nga quan tâm đến việc theo đuổi một thỏa hiệp sâu rộng hơn với Trung Quốc.
Điều này sẽ loại bỏ nguy cơ khu vực châu Á-Thái B́nh Dương được chia thành hai phe: trục Bắc Kinh-Moscow đối đầu với Washington và các đồng minh.
Sự hợp tác Trung-Nga sẽ tiếp tục, nhưng nó sẽ không c̣n mang ngụ ư chống Mỹ như hiện nay. Với sự chuyển hướng sang kinh tế và thương mại, Moscow sẽ cảm thấy không cần phải miễn cưỡng hỗ trợ Trung Quốc về các vấn đề gây tranh căi trong khu vực Đông Nam Á, chẳng hạn như Biển Đông.
Nga cũng sẽ hoạt động một cách độc lập và chủ động hơn trong các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế, sự phản đối gay gắt của Moscow đối với hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc chưa hẳn là do lo ngại trước mắt về tác động của nó đối với an ninh Nga, mà trong đó bao gồm cả sự ủng hộ đối với Bắc Kinh.
Về vấn đề Triều Tiên, Nga quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán sáu bên nếu như ông Trump quyết định mở lại một cuộc đối thoại với B́nh Nhưỡng.
Với mối quan hệ giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng đang sụt giảm ḷng tin, Nga hiện nay là một trong số hiếm hoi những người hàng xóm trung lập đối với Triều Tiên, điều này cho phép Moscow để đóng một vai tṛ trung gian trong các đàm phán.
Chiến thắng của Donald Trump cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của Nga với Nhật Bản. Thực tế ảm đạm rằng liên minh Mỹ-Nhật đă không c̣n là điều bất khả xâm phạm.
Mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe đă trở thành lănh đạo nước ngoài đầu tiên gặp mặt tổng thống mới đắc cử, Nhật Bản dường như đă không c̣n sự niềm tin cần thiết trong liên minh.
Điều này làm cho Tokyo bắt buộc phải t́m kiếm đối tác nhiều hơn để pḥng vệ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Nga là một sự lựa chọn rơ ràng. Sau khi ông Trump giành chiến thắng, chúng ta có thể mong đợi Thủ tướng Abe sẽ tăng cường gấp đôi nỗ lực gần gũi với Tổng thống Nga Putin.