Putin thực sự là một vị tổng thống quyền lực và tài năng số 1 thế giới. Những ǵ ông đă đem lại cho nước Nga chính là điều mà cả thế giới đă được như thị rơ ràng. Tuy nhiên, những tham vọng quyền lực và lợi ích mà ông Putin nung nấu lại được nguy trang một cách hết sức tinh tế và hoàn hảo...
La Stampa, một trong những tờ báo lâu đời nhất của Italy mới đây vừa công bố một số trích đoạn trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Vlidimir Putin tại buổi gặp gỡ hàng năm lần thứ 13 của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai (một sự kiện rất có uy tín đối với giới học giả toàn cầu) tại Sochi, tháng Mười vừa qua – trong một bài báo mang tiêu đề “Putin: đă đến thời khắc tin tưởng nước Nga, một mặt trận chung chống lại khủng bố”. Phát biểu của ông Putin tại Hội nghị Valdai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung giải quyết các vấn đề thực sự mà loài người đang đối mặt ngày nay; đồng thời, làm thế nào để hệ thống quan hệ quốc tế trở nên công bằng hơn. Tuy nhiên, thay v́ đối mặt với một thế giới thực sự, một vài cường quốc vẫn tiếp tục phát đi những lời đe dọa hoang đường, trong đó, có “hiểm họa quân sự từ Nga”, ngài Tổng thống nói.
Tổng thống nga Putin tại điện Kremlin
“Điều duy nhất là Nga không hề có ư định tấn công bất kỳ ai,” ông Putin khẳng định. “Đối với chúng tôi, sự lănh đạo chân chính nằm ở việc nh́n nhận các vấn đề thực tế, chứ không phải là những cố gắng tạo ra các mối đe dọa hoang đường và sử dụng chúng để gây ảnh hưởng đến người khác. Đây cũng chính là những ǵ nước Nga nh́n nhận về vai tṛ của ḿnh trong các vấn đề toàn cầu ngày nay.”
Không có chủ nghĩa mở rộng và thống trị trong chính sách của Putin
B́nh luận về bài báo của tờ La Stampa, phóng viên nổi tiếng người Italy, Marcello Foa cho rằng, quan điểm của ông Vladimir Putin có được sự đồng thuận lớn từ châu Âu. “Tổng thống Putin đă nói rất chính xác những ǵ mà các nhà phân tích Italy luôn nhận thức được, nhưng không phải tất cả khán giả đều có thể biết.” Nhà báo này cũng lưu ư, việc một tờ báo vẫn thường có thái độ chỉ trích chính quyền Moscow như La Stampa lại cho đăng bài báo này, chứng tỏ bài diễn thuyết của Tổng thống Putin đă có sức ảnh hưởng rất lớn.
Theo Marcello Foa, trong chính sách đối ngoại của nước Nga được Tổng thống Putin áp dụng từ những năm 2000, dường như rất khó có thể t́m thấy dấu vết của những thứ thường được gắn mác “chủ nghĩa mở rộng” hay “chủ nghĩa thống trị”. Ông Foa cho rằng các cuộc khủng hoảng nổ ra trong thời kỳ này, như xung đột Gruzia-Ossetia (2008), rối loạn Ukraine (2014), vấn đề Crimea hay nội chiến Syria không phải bị Nga châm ng̣i. “Nước Nga chỉ phản ứng lại những t́nh huống này. Đó là quan điểm của tôi.” Foa nói.
Theo nhà báo Marcello Foa, các hành động của Nga không châm ng̣i cho xung đột tại Crimea
Nhà báo hàng đầu Italy cũng nhận định rằng “mối đe dọa Nga” là không có bằng chứng.
“Điều này hoàn toàn ngớ ngẩn và vô thực tế,” Tổng thống Putin tuyên bố tại hội nghị Valdai, “Chỉ riêng châu Âu đă có hơn 300 triệu dân. Tất cả các quốc gia NATO cùng với Mỹ có tổng số dân lên tới 600 triệu. Nhưng nước Nga chỉ có 146 triệu dân. Những ư tưởng như vậy, đơn giản chỉ là quá hoang đường.”
Washington không cần một nước Nga độc lập
“Tại sao phương Tây lại tiếp tục muốn Nga trở thành kẻ thù?”, Marcello Foa đặt ra câu hỏi.
“Câu trả lời rất đơn giản. Ngày nay, châu Âu đang đóng một vai tṛ bị động. Chính Washington mới là người định ra chính sách đối với Nga,” ông Foa nhận định, đồng thời nhắc đến lời phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Biden vào tháng Mười, 2014 tại Viện nghiên cứu chính trị của Đại học Harvard.
“Chính quyền và Tổng thống nước Mỹ tâm niệm rằng, cần phải luôn làm khó châu Âu để có thể tồn tại và sử dụng các cú đánh về kinh tế để áp đặt chi phí,” ông Biden tuyên bố.
Tân Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump dường như rất sẵn ḷng để cải thiện quan hệ với Nga và Tổng thống Putin
Theo Marcello Foa, sự “lỡ mồm” của ngài Phó Tổng thống hé lộ khá nhiều về mối quan hệ giữa Mỹ và EU. “Nước Mỹ từ lâu đang cố gắng thực hiện khái niệm chiến lược của Zbigniew Brzezinski, trong đó chỉ ra, người kiểm soát được Á-Âu sẽ kiểm soát được cả thế giới. Rơ ràng, Mỹ không cần một nước Nga độc lập… Putin có ư thức rơ ràng về sự độc lập và khát vọng được bảo vệ lợi ích quốc gia của nước Nga; điều này đă tạo ra những căng thẳng mà tất cả chúng ta đều đang dơi theo,” Marcello phân tích; đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng, việc ông Donald Trump đắc cử tân Tổng thống Mỹ có thể sẽ tạo ra sự thay đổi cho t́nh huống này.
Nhà báo người Italy cũng chia sẻ quan điểm về bản nghị quyết của Nghị viện châu Âu chống lại các cơ quan báo chí của Nga, sau khi một bản kiến nghị của thành viên Tổ chức bảo thủ và cải cách châu Âu (ECR) Anna Fotyga đệ lên, trong đó cáo buộc kênh RT và hăng thông tấn Sputnik là các công cụ tuyên truyền nguy hiểm của Moscow, và được xếp cùng các tổ chức khủng bố như IS... “Khi cung cấp thông tin cho người đọc, Sputnik và RT đứng ở vị trí khác với phần lớn truyền thông phương Tây. V́ vậy, tôi tin rằng họ hoàn toàn hợp pháp và sở hữu những nguồn thông tin có giá trị. Nếu chúng ta quan sát kỹ hơn vào sự hợp tác giữa các cơ quan truyền thông lớn nhất của Mỹ với bà Hillary Clinton trong nhiệm kỳ của bà trong vai tṛ Ngoại trưởng Mỹ, chúng ta rất có thể sẽ đưa ra những nhận định không được tích cực về truyền thông phương Tây,” Marcello Foa nói.