Việt Nam là đoàn đại biểu quốc tế đầu tiên có mặt viếng chủ tịch Fidel Castro. Trong khi đó, Mỹ chỉ cử hai quan chức sang nhưng đây không phải đoàn đại biểu chính thức. Người dân ở Havana và khắp các nơi ở Cuba xếp hàng để vào viếng vị lănh tụ dân tộc.
Người dân ở Havana đang đi gần bức họa chân dung lănh tụ cách mạng Fidel Castro
Theo hăng tin AFP, Nhà Trắng cho biết sẽ không cử một đoàn đại biểu chính thức, thường sẽ gồm các quan chức cao cấp, các nhà ngoại giao, nghị sĩ và những người có địa vị khác, mà chỉ cử cố vấn thân thiết của ông Obama là ông Ben Rhodes và đại sứ Mỹ tại Cuba Jeffrey DeLaurentis sang Cuba viếng ông Fidel.
Ông Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết: "Tổng thống đă quyết định không cử một đoàn đại biểu của tổng thống tới tham dự lễ viếng hôm nay. Chúng tôi vẫn tiếp tục có những quan ngại sâu sắc về cách thức vận hành hiện nay của chính phủ Cuba, nhất là liên quan tới việc bảo vệ nhân quyền cơ bản của người dân Cuba".
Ông Ben Rhodes là một trong những người đă tham gia kiến tạo công cuộc tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba của tổng thống Barack Obama, giúp hai quốc gia vượt qua t́nh trạng thù địch kéo dài suốt nhiều thập kỷ.
Bất kể mối quan hệ giữa hai nước đang tiến triển rơ rệt, Mỹ vẫn tiếp tục áp đặt cấm vận lên Cuba.
Đầu năm nay, trong chuyến thăm lịch sử tới thủ đô Havana, tổng thống Obama đă không gặp ông Fidel Castro mà chỉ hội đàm với em trai ông, chủ tịch Cuba Raul Castro.
Để tránh gây mếch ḷng thái quá với những thành viên trong ḍng họ Castro đang nắm vị thế lớn trong chính phủ như ông Raul Castro hay cháu trai của ông Fidel là ông Alejandro Castro Espin, Nhà Trắng vẫn phải cử hai quan chức cao cấp dự lễ viếng.
Trên thực tế, nếu một phái đoàn chính thức được cử tới Cuba viếng đám tang ông Fidel, việc này có nguy cơ làm gia tăng những khác biệt sâu sắc giữa tổng thống Obama và người kế nhiệm ông, tổng thống đắc cử Donald Trump, người đe dọa sẽ cắt đứt mối quan hệ vừa ấm lại giữa hai nước.