Mỹ được coi là cảnh sát toàn cầu, là người giữ trật tự thế giới. V́ thế việc một người không hề có kinh nghiệm về chính trị như ông Trump lên làm tổng thống Mỹ đang là băn khoăn của dư luận. Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi: Liệu dưới sự lănh đạo của ông, Mỹ có giữ được trật tự quốc tế sau Thế chiến 2???
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump cần phải xử lư một loạt các vấn đề đối ngoại
Trong bài phân tích đăng trên chuyên trang chính trị quốc tế Project Syndicate, giáo sư Joseph S. Nye từ Đại học Harvard, cựu Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, đă đưa ra những phân tích, dự đoán của ḿnh về những vấn đề đối ngoại mà Tổng thống mới đắc cử Donald Trump phải xử lư trong tương lai.
Ngay từ đầu bài viết, GS Joseph đă nhận định: “Ngay cả khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương TPP, hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương TTIP bị “khai tử”, th́ những vấn đề mà thế giới đang đối mặt như: toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, chống khủng bố xuyên quốc gia và di cư vẫn luôn là những thách thức mà không một quốc gia nào đứng ngoài nó. Và Mỹ là trung tâm của những vấn đề đó”.
Tân Tổng thống Mỹ sẽ phải xử lư rất nhiều vấn đề khi chèo lái “con thuyền” nước Mỹ, trong đó một vai vấn đề quan trọng sẽ chiếm ưu thế chính là giải quyết cân bằng quyền lực với Nga, Trung Quốc và những bất ổn của Trung Đông. Để xử lư tốt các khu vực ngoại giao này, điều kiện cần là Mỹ sở hữu lực lượng vũ trang hùng mạnh. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ.
Cựu trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho rằng, Mỹ cần duy tŕ cân bằng quân sự ở châu Âu và châu Á, một nguồn lợi quan trọng tại ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á-Thái B́nh Dương. Khi mà sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc kéo theo mối lo của Ấn Độ, Nhật Bản và hàng loạt các đối tác, đồng minh khác của Mỹ, Mỹ cần phải thể hiện sức mạnh của ḿnh tại đây.
Vậy làm cách nào để “kiềm chế” được Trung Quốc là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh này, “chiến lược kép” mà đảng Dân chủ và đảng Cộng ḥa theo đuổi là định hướng đúng đắn. Theo đó, song song với việc chào đón Trung Quốc tham dự thiết lập trật tự thế giới tự do đồng thời Mỹ luôn luôn phải củng cố và tăng cường hiệp ước quốc pḥng với đồng minh Nhật Bản.
Chuyên gia Mỹ giải thích rơ hơn: “Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức phát triển thần kỳ, vượ qua Anh ở những năm 1990 đă gây ra mối lo toàn châu Âu và hậu quả là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914). Nhưng Trung Quốc th́ không phải vậy, quốc gia này không thể vượt được Mỹ về sức mạnh tổng thể để có thể tạo ra một Thế Chiến thứ 3.
Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ vào giai đoạn tới 2030-2040, th́ thu nhập b́nh quân đầu người, chỉ số đánh giá về sự phát triển của một nền kinh tế, của Trung Quốc chắc chắn vẫn không so sánh được với Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh rất khó để khó bắt kịp với sự hiện đại, phát triển của quân đội Mỹ về cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
[IMG]
[/IMG]
Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ vào giai đoạn tới 2030-2040 th́ xét tổng thể Trung Quốc chắc chắn vẫn không so sánh được với Mỹ
Cố Thủ tướng Singapore Lư Quang Diệu từng khẳng định, Mỹ chỉ cần mở cửa và thu hút những tài năng trên thế giới th́ Trung Quốc sẽ măi măi không bao giờ thay thế được vị trí của Mỹ. Trung Quốc chỉ có thể khiến Mỹ chật vật mới giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh.
Từ những lư giải trên, chuyên gia Joseph kết luận: “Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn sự trỗi dậy Trung Quốc mà bản thân Bắc Kinh đang tự làm điều đó. V́ những xung đột, tranh chấp lănh thổ với các nước làng giềng ở Biển Đông hay Hoa Đông th́ họ đă tự ḱm hăm phát triển chính ḿnh. Quốc gia duy nhất kiềm chế Trung Quốc chính là Trung Quốc”.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Mỹ cần tập trung là khởi xướng nhiều sáng kiến kinh tế ở Đông Nam Á, củng cố các quan hệ đồng minh với Nhật và Hàn Quốc, đồng thời tiếp tục phát triển quan hệ với Ấn Độ. Ngoài ra, “nhiệm vụ” đối ngoại ngay lập tức của tân Tổng thống Donald Trump chính là điều chỉnh những lời nói của ḿnh, trấn an các đồng minh và các quốc gia khác rằng Mỹ sẽ tiếp tục điều phối, duy tŕ một trật tự thế giới tự do.
VietBF © sưu tập