VBF-Mỹ vừa cho ra hỏa tiễn mới, loại này chống được hệ thống S-400 hiện đại nhất của Nga. Với số tiền Hoa Kỳ sẽ bỏ ra là 17 tỷ Mỹ kim, trong ṿng hơn chục năm nữa sẽ có 1000 chiếc hỏa tiễn như vậy. Đến lúc đó không biết Nga sẽ có ǵ đe dọa Mỹ hơn nữa không.
Một phiên bản của hỏa tiễn LRSO.
HOA THỊNH ĐỐN - Không quân Hoa Kỳ đă đă đề nghị dự án hỏa tiễn hành tŕnh hạt nhân tầm xa (LRSO) để chống lại mối đe dọa từ hệ thống pḥng không S-400 tối tân của Nga.
Không quân Hoa Kỳ dự kiến chi $17 tỷ Mỹ kim để mua và điều động khoảng 1,000 hỏa tiễn hành tŕnh tầm xa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay (LRSO) vào năm 2030. Mục tiêu của LRSO là xuyên thủng lớp pḥng thủ của tổ hợp pḥng không S-300, S-400 do Nga chế tạo, nhằm bảo đảm sự cân bằng về chiến lược giữa hai quốc gia.
"Hệ thống LRSO có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ", Tướng Jack Weinstein, phó tham mưu trưởng Lực lượng vũ khí hạt nhân và răn đe chiến lược Hoa Kỳ, cho biết.
LRSO được phát triển để thay thế cho hỏa tiễn hành tŕnh phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B, được Không quân sử dụng từ thập niên 1980 và đang được trang bị trên máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ.
Mặc dù được đánh giá là hệ thống vẫn bảo đảm độ tin cậy, hỏa tiễn AGM-86B được cho là không thể vượt qua hệ thống pḥng thủ hỏa tiễn tối tân S-300, S-400 của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới pḥng không tầm xa, với các máy điện toán tốc độ cao, có thể khiến máy bay tàng h́nh cũng gặp nguy hiểm.
Mẫu ALCM đă hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với ALCM, LRSO sẽ được phóng từ máy bay tàng h́nh B-2 và B-21.
Quân đội Hoa Kỳ hy vọng hỏa tiễn LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp pḥng không công nghệ cao của Nga. Hoa Kỳ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào, để bảo đảm khả năng răn đe. Điều đó khiến nhiều lănh đạo quân đội Hoa Kỳ tin rằng Không quân cần phải có hệ thống LRSO, Tướng Weinstein giải thích.
Không quân Mỹ dự kiến sẽ kư hai hợp đồng nghiên cứu, phát triển vào cuối năm 2017 để hướng tới việc đưa LRSO vào hoạt động thực tế từ năm 2030.