Vietbf.com - Bất chấp cảnh cáo của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật đă kư kết hiệp định năng lượng hạt nhân "mang ư nghĩa lịch sử", và thủ tướng Narendra Modi với thủ tướng Shinzo Abe cũng nhấn mạnh về « tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, bằng những phương tiện ḥa b́nh, theo đúng nguyên tắc của luật quốc tế đă được thừa nhân, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS ) ».
Một tàu hải quân Ấn Độ ở gần thành phố Visakhapatnam của nước này hồi tháng 2/2016 (Ảnh: Saurabh Das/Associated Press)
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản kư kết hiệp định về năng lượng hạt nhân với một quốc gia chưa gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Thỏa thuận sẽ cho phép Nhật xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của ḿnh sang Ấn Độ.
Truyền thông Ấn Độ ngày 11 ca ngợi thỏa thuận này "đặt nền tảng để Ấn Độ gia nhập nhóm các nước cung ứng hạt nhân".
Trong khi đó, báo giới Trung Quốc ngoài tỏ ra quan ngại về mối hợp tác hạt nhân giữa hai láng giềng "đáng gờm", đă đặc biệt chú ư đến tuyên bố chung hội nghị thượng đỉnh giữa lănh đạo Nhật Bản và Ấn Độ có nội dung đề cập đến biển Đông.
Hăng thông tấn PTI (Ấn Độ) đưa tin ngày 11 khẳng định "Nhật Bản và Ấn Độ nhằm vào Trung Quốc trong vấn đề biển Đông".
Tuyên bố chung Modi-Abe tái khẳng định cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển quốc tế, yêu cầu tất cả các bên tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 ở mức độ tối đa, cũng như xây dựng trật tự quốc tế trên biển dựa theo cơ sở UNCLOS.
"Liên quan đến vấn đề biển Đông, nguyên thủ hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp căn cứ theo luật pháp quốc tế được công nhận như UNCLOS," tuyên bố chung có đoạn.
Tuyên bố kêu gọi các bên "không dựa vào đe dọa và vũ lực, kiềm chế trong hành động, tránh đơn phương làm leo thang căng thẳng".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp thượng đỉnh song phương ở Tokyo, ngày 11/11/2016.
The Economic Times (Ấn Độ) cho hay, cho đến nay Trung Quốc đă phản đối bất kỳ quốc gia nào ngoài khu vực biển Đông tỏ thái độ hoặc tuyên bố ủng hộ quyền lưu thông tự do theo luật quốc tế ở vùng biển này.
Tờ báo Ấn Độ tin rằng giọng điệu có phần mạnh mẽ trong tuyên bố chung của Nhật-Ấn sẽ khiến Bắc Kinh "nổi đóa".
Trước khi Thủ tướng Narendra Modi lên đường công du Nhật, giới học giả Trung Quốc thậm chí lo ngại lănh đạo Nhật-Ấn sẽ nêu phán quyết vụ kiện biển Đông của Ṭa trọng tài thường trực (PCA) trong tuyên bố chung.
Tờ Mainichi Shimbun của Nhật hôm 11 dẫn lời quan chức Bộ ngoại giao nước này cho hay, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Mỹ có những nhân tố khó xác định sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống, việc xích lại gần một "chuẩn đồng minh" như New Delhi là hết sức quan trọng.
Các ông Modi và Abe tuyên bố hai nước sẽ triển khai hợp tác trong khuôn khổ "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương" của Nhật và "chính sách hướng Đông" của Ấn Độ.
Mainichi chỉ ra, cái bắt tay giữa 2 chiến lược này là để chống lại sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang được Bắc Kinh toàn lực thúc đẩy từ Á sang Âu.
Đồng quan điểm với PTI, hăng tin Kyodo News (Nhật Bản) cũng cho rằng Tokyo và New Delhi cùng có ư định tiếp cận nhau để kiềm chế Bắc Kinh.
Theo Kyodo, Trung-Nhật đang có cuộc cạnh tranh quyết liệt ở tuyến giao thông huyết mạch trên biển, nối từ vùng biển Ả Rập tới biển Đông.
Đằng sau thỏa thuận năng lượng hạt nhân Nhật-Ấn là tín hiệu rơ ràng liên minh Mỹ-Nhật quyết tâm kiềm chế Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng dọc bờ biển Ấn Độ Dương, bằng cách tăng cường hợp tác an ninh để đưa New Delhi vào "chiến tuyến".