Triều Tiên là một đất nước đầy những bí hiểm. Bí hiểm ở chỗ người dân sống ra sao, họ suy nghĩ ǵ về đất nước, về vị lănh tụ mà họ cho là "thánh"? Chỉ có những nhà ngoại giao được đi ra nước ngoài mới biết được thế giới phát triển thế nào, mới biết vị "thánh" của họ ra sao, nên gần đây mới có nhiều người "đào tẩu" nhiều đến vậy.
Tổng thống kể tiếp của Mỹ được cảnh báo sẽ phải đối mặt với mối đe dọa lớn chưa từng có đến từ Triều Tiên mà chưa lănh đạo Nhà Trắng nào gặp phải. Bởi Triều Tiên không chỉ đang tiến tới vị thế là cường quốc hạt nhân mà c̣n một cường quốc có thể xuất khẩu tên lửa hạt nhân.
Theo NPR, tháng trước ở Washington, trong một căn pḥng kín, 3 quan chức cấp cao của Mỹ có cuộc thảo luận đặc biệt về t́nh h́nh chính trị quốc tế. Một người đặt câu hỏi: "Hăy nêu tên một điểm nóng toàn cầu mà ngài bận tâm".
"Triều Tiên", một vị quan chức Mỹ đáp.
"Vậy Mỹ và Trung Quốc sẽ ứng phó với t́nh huống đó như thế nào?", một người trong pḥng nói.
Cuộc trao đổi rất đáng chú ư bởi 3 người trong căn pḥng là các quan chức cấp cao thuộc Cơ quan t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) đang đương chức cũng như không c̣n phục vụ trong ngành nữa. Nó diễn ra bên lề hội thảo về t́nh báo do CIA phối hợp với ĐH George Washington tổ chức ngày 20.9.
Thành công đến từ những thất bại cay đắng
NPR tiết lộ, người đưa ra câu trả lời "Triều Tiên" là Dennis Wilder, người đă dành cả sự nghiệp của ḿnh để nghiên cứu về Triều Tiên khi c̣n là quan chức cấp cao ở cả CIA lẫn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Wilder không phải là người duy nhất được báo động về các nguy cơ hạt nhân đến từ Triều Tiên.
Tuần trước, Mỹ và Hàn Quốc cảnh báo họ vừa phát hiện một vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên và đây có thể là loại tên lừa Musudan. Tháng trước B́nh Nhưỡng cũng vừa tiến hành thử tên lửa lần thứ 5 bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không bao giờ ngừng theo đuổi chương tŕnh vũ khí hạt nhân bởi đây là quân bài sống c̣n đối với nước này.
Jami Miscik, cựu Phó giám đốc CIA nhấn mạnh rằng, đối với lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, theo đuổi chương tŕnh hạt nhân là vấn đề quan trọng sống c̣n. Do đó, dù đă thất bại nhiều lần, tốn thất cả núi tiền đầu tư lại đồng thời phải chịu áp lực gay gắt từ các cường quốc như Mỹ và đồng minh của Mỹ, song ông Kim Jong-un vẫn quyết không từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân, sẵn sàng trả mọi giá để có được vũ khí hủy diệt.
"Thực tế những vụ phóng tên lửa thất bại khiến bất cứ ai cũng đều không vui. Những thất bại đó không xuất phát từ một lư do. Có thể có nhiều lư do dẫn tới sự thất bại của họ, nhưng họ vẫn đạt được những thành tựu đáng kể", bà Miscik nói.
Viễn cảnh nguy hiểm nhất
Elbridge Colby, một cựu quan chức Lầu Năm góc hiện làm việc tại Trung tâm Tân An ninh Mỹ nhất mạnh rằng, viễn cảnh những chế độ bị cô lập, khó đoán trước như Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều đặc biệt đáng quan ngại.
"Nếu họ có tên lửa đạn đạo có thể nhắm tới những mục tiêu ở rất xa và khó có thể đánh chặn, nếu họ không chỉ có khả năng tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản mà thậm chí lục địa Mỹ, điều đó có nghĩa là cuộc chơi thực sự thay đổi", Colby tuyên bố.
Trong khi đó, cựu quan chức CIA Dennis Wilder tin rằng, Triều Tiên đang nỗ lực để giành được mục tiêu có khả năng tấn công lục địa Mỹ bằng tên lửa hạt nhân trong ṿng 5 năm tới. Có thể thấy được mức độ tiến hành các hoạt động thử nghiệm của Triều Tiên gần đây gia tăng chóng mặt.
Tuy nhiên, đây thậm chí không phải tin tức tồi tệ nhất.
Theo ông Wilder tin tồi tệ nhất, chính là viễn cảnh Triều Tiên hiện nay đă có đủ vật liệu phân hạch để sản xuất từ 10 đến 20 vũ khí hạt nhân và lúc này nhà lănh đạo Kim Jong-un có thể mang vũ khí hạt nhân đi xuất khẩu.
"Một nghiên cứu mới từ Rand cho thấy ông ta (Kim Jong-un) có thể có tới 50 (vũ khí hạt nhân) vào năm 2020. Điều đó quả là đáng sợ. Nhưng viễn cảnh thực sự đáng sợ là, Kim có thể quyết định xuất khẩu (vũ khí hạt nhân)", ông Wilder nhấn mạnh.
Mỹ có thể ngăn mối đe dọa Triều Tiên?
"Tổng thống sắp đắc cử của Mỹ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa đến từ Triều Tiên lớn hơn bất cứ người tiền nhiệm nào trước đó. Họ không chỉ đang tiến tới vị thế là cường quốc hạt nhân mà c̣n một cường quốc có thể chuyển giao tên lửa hạt nhân", Jami Miscik, cựu Phó giám đốc CIA cảnh báo. Bà Miscik, hiện là một giám đốc điều hành của Liên hiệp Kissinger kiêm đồng chủ tịch của Ủy ban tư vấn tính báo của Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, ông Wilder cho rằng, hiện con đường duy nhất để ngăn chặn Triều Tiên chính là thuyết phục Trung Quốc vận dụng tất cả những đ̣n bẩy của họ.
C̣n theo đương kim Giám đốc CIA Jim Clapper, việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ bất khả thi v́ nước này sẽ không dừng lại.
"Họ sẽ không dừng lại. Đây là lá bài sống c̣n của họ", ông Clapper phát biểu tại Hội đồng Đối ngoại ở New York ngày 25.10.
Ngay sau phát biểu của ông Clapper, phát ngôn viên viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đă tuyên bố với báo giới rằng, Mỹ vẫn duy tŕ chính sách phi hạt nhân hóa có thể xác minh trên bán đảo Triều Tiên".
C̣n tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này.
Về phần ḿnh, Bộ Ngoại giao Triều Tiên phản ứng bằng tuyên bố: "Đó là sự tính toán sai lầm rằng dùng áp lực hay trừng phạt có thể có tác dụng đối với chúng tôi".
Vietbf @ sưu tầm.