Nền chính trị của TQ đang đứng trước một mối đe dọa rất lớn. Cuộc cải cách cảu ông Tập Cận Bình khiến thế lực bạo động có cơ hội để vùng lên. TQ sẽ ra sao trước sự hung hăng của thế lực ngầm đáng sợ này?
Liệu ông Tập có thể trụ vững?
Các cựu quân nhân Trung Quốc tham gia kháng nghị trước trụ sở Bộ quốc phòng nước này hôm 11/10. (Ảnh: Reuters)
Reuters cho hay, Bắc Kinh cũng thừa nhận một số tin đồn đã gây ra những thiệt hại nhất định.
Cuộc đại cải tổ do Tập Cận Bình chỉ đạo sẽ cắt giảm 300.000 biên chế Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), tương đương 13% quân số của lực lượng quân sự lớn nhất thế giới.
Kế hoạch "trùng tu" PLA diễn ra ngay trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc có mức độ bất ổn cao khi tốc độ tăng trưởng giảm và ban lãnh đạo Trung Nam Hải đau đầu với bài toán cải cách kinh tế.
Vụ hơn 1.000 cựu binh bất mãn với chính sách đãi ngộ nghèo nàn khi xuất ngũ tập trung trước Lầu Bát Nhất, trụ sở Bộ quốc phòng Trung Quốc, hôm thứ Ba (11/10) để đòi quyền lợi, không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của các cựu quân nhân.
Đây chỉ là vụ việc nghiêm trọng nhất bị "vỡ lở" trên truyền thông quốc tế. Hệ thống kiểm duyệt của nhà chức trách Trung Quốc đã kiểm soát được hầu hết thông tin của ít nhất 50 cuộc biểu tình tương tự có quy mô nhỏ lẻ hơn.
Cắt giảm biên chế là một phần của kế hoạch hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, thay đổi cơ chế chỉ huy từ thời Liên Xô cũ và tập trung hơn vào vũ khí công nghệ cao như máy bay tiêm kích hay tên lửa chống vệ tinh.
Trong bài xã luận ngày 14/10, báo PLA Daily - cơ quan ngôn luận của Quân ủy trung ương Trung Quốc - thừa nhận các tin đồn tiêu cực về cuộc cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngập tràn trên các mạng xã hội bởi "các chuyên gia tự phong chia sẻ đủ các câu chuyện vô căn cứ như cắt giảm lợi ích của quân nhân xuất ngũ".
"Đại bộ phận lực lượng vũ trang phải nhận thức rõ ràng ở đằng sau phần lớn các tin đồn là những người dùng mạng không biết phân biệt sự thật và bị lạc lối trong những suy nghĩ tưởng tượng và phỏng đoán," PLA Daily viết.
"Nhưng cũng không thiếu những thế lực thù địch cố gắng trong vô vọng để gieo mầm hỗn loạn vào lộ trình cải tổ," tờ báo quân đội Trung Quốc nói thêm, dù không chỉ rõ "thế lực thù địch" là cá nhân hay tổ chức nào.
Trên thực tế, việc truyền thông quân đội Trung Quốc cảnh báo về thế lực chống đối cải cách của ông Tập đã bắt đầu từ cuối năm 2015, ngay khi chương trình cải cách thực hiện sơ bộ. PLA Daily cảnh báo mạnh hơn sau mỗi lần các luồng quan điểm trái chiều nổi lên.
Bắc Kinh nói rằng "những câu chuyện đầy màu sắc" thu hút được rất nhiều binh sĩ tin theo, "một số [binh sĩ] đã lo ngại về những tổn thất đối với cá nhân và điều đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc".
PLA Daily tuyên bố các quân nhân Trung Quốc có trách nhiệm "không tin vào những lời đồn và chỉ tiếp nhận thông tin từ các nguồn chính thống".
Sau cuộc biểu tình nghiêm trọng hôm 11, Lầu Bát Nhất đã phải lên tiếng trong một thông cáo "xoa dịu" rằng đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ và Quân ủy trung ương quan tâm đến đời sống của các cựu binh, đồng thời hứa hẹn chăm lo đời sống cho các cựu quân nhân như cam kết của ông Tập Cận Bình hồi tháng 6.
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho biết, bộ phận không nhỏ người tham gia biểu tình ngày 11/10 là những người gia nhập PLA trong thập niên 1970, 1980 và bị sa thải vào thập niên 1990.
Chế độ đãi ngộ đối với nhóm này so với các quân nhân PLA rời ngũ trong khoảng 10 năm trở lại có những chênh lệch rõ rệt, làm dấy lên sự bất mãn.