Vietbf.com - Bắc Kinh không biết c̣n tính những ǵ nữa mà chưa ra tay can thiệp vào "chảo lửa" bán đảo Triều Tiên hay Trung Quốc phải im lặng măi trong vấn đề Triều Tiên, hoặc để các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc phải đe dọa trực tiếp đến Bắc Kinh mới làm.
Mỹ - Hàn - Nhật "sốt sắng"
Bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York (Mỹ) hôm 19/9, Ngoại trưởng ba nước Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc đă có buổi thảo luận và đưa ra tuyên bố chung vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Đây là tuyên bố chung đầu tiên của ngoại trưởng ba nước kể từ năm 2010.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se cho biết, ba bên đă nhất trí cho rằng, Triều Tiên cần phải trả giá cho những động thái vừa qua.
Quân đội Mỹ - Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập chung. (Ảnh: Getty)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi chính quyền Triều Tiên dưới sự lănh đạo của Kim Jong Un cần đóng băng chương tŕnh hạt nhân của nước này, đồng thời cùng các nước ngồi lại, bắt đầu cuộc đàm phán nghiêm túc về tương lai.
Theo truyền thông Mỹ và Hàn Quốc, sau khi nghiên cứu h́nh ảnh vệ tinh, các nhà phân tích nhận định, Triều Tiên có thể đă hoàn tất công tác chuẩn bị cho ba lần phóng thử hạt nhân tiếp theo và các vụ phóng thử mới có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.
Tuyên bố chung cho thấy một lập trường cứng rắn đối với Triều Tiên nhưng để lộ ra sự mất kiên nhẫn của ba nước đối với việc những lệnh trừng phạt quốc tế khó phát huy tác dụng với Triều Tiên.
Tuyên bố này có lẽ chỉ là "liều thuốc kê tạm" và không có tác dụng lâu dài, bởi thực chất cả Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đă bó tay với các chính sách của chính phủ Triều Tiên. Tuyên bố chung lần này có thể coi là con bài cuối cùng trong tay họ.
Hiện nay, Mỹ - Hàn - Nhật đang nỗ lực thúc đẩy lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên Triều Tiên; ngược lại, Triều Tiên vẫn đang đạt được những đột phá mới trong các đợt phóng thử tên lửa, chứng tỏ nước này vẫn hoàn toàn có thể nắm quyền chủ động trong thời gian ngắn.
Trung Quốc sẽ vào cuộc nếu...
Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung quốc), vấn đề hạt nhân Triều Tiên hiện nay nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc và nước này cũng không thể thuyết phục được Mỹ - Hàn - Nhật.
Việc phản đối chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên nhằm chứng tỏ thái độ và nỗ lực chứ không thể hiện bất cứ trách nhiệm mang tính tuyệt đối nào của Bắc Kinh.
Nếu cuộc đối đầu giữa Triều Tiên và Mỹ - Hàn - Nhật trở nên căng thẳng và quyết liệt, Bắc Kinh sẽ xem xét vào cuộc với chính lược cân bằng nhằm ngăn chặn cuộc chiến leo thang nhưng vẫn tránh việc bị kéo sâu vào cuộc chiến này.
Trung Quốc từng phản đối đơn phương trừng phạt Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Bắc Kinh ngầm củng cố sức mạnh?
Hoàn cầu cho rằng, Triều Tiên và Mỹ - Hàn - Nhật đang đưa ra những yêu cầu không thực tế đối với Trung Quốc nên nước này phải thể hiện rơ ràng thái độ, cần loại bỏ những ảo tưởng của cả hai bên về sự can thiệp của Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh quân sự để ngăn chặn cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên - vấn đề thể đe dọa trực tiếp tới lợi tới ích của nước này.
Đồng thời thiết lập "lằn ranh đỏ" như yêu cầu các địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên không được tiếp giáp với Trung Quốc hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc không được đe dọa trực tiếp đến Bắc Kinh.
Ngoài ra, nếu t́nh h́nh leo thang căng thẳng nhưng Triều Tiên và Mỹ - Hàn - Nhật đều thực sự không muốn xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ đứng ở vị trí ḥa giải nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Tuy nhiên, tờ "diều hâu" này nhận định, sự im lặng hiện tại không đồng nghĩa với việc Trung Quốc chủ động từ bỏ sự ảnh hưởng của ḿnh đối với khu vực Đông Bắc Á.
Bắc Kinh có thể sử dụng thời gian này để tăng cường sức mạnh vũ khí chiến lược, nâng cao năng lực phản ứng nhanh của quân đội nhằm thể hiện "quyền phát ngôn cuối cùng của Trung Quốc đối với vấn đề Triều Tiên".
"Trung Quốc hiện có đủ khả năng để đối phó với trường hợp xấu nhất xảy ra và có dễ dàng có được 'tâm thế nhẹ nhàng' về chiến lược trong vấn đề Triều Tiên", Hoàn Cầu nhận định.