Trung Quốc vẫn đang tự hào về hệ thống vũ khí của ḿnh. Tuy nhiên họ vẫn rót tiền thay thế một số bộ phận bằng thiết bị an toàn và chất lượng hơn của phương Tây. Liệu TQ có thật sự mạnh nhờ những đơn hàng vũ khí hay không?
Theo trang mạng National Interest, một trong những lập luận thường xuyên của phía Trung Quốc khi đi chào hàng là kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu và sản xuất vũ khí. Ở góc độ nào đó, điều này là đúng v́ Trung Quốc cũng sản xuất được một số loại tương đối hiện đại như chiến đấu cơ J-10, tàu ngầm lớp Yuan và xe tăng Type-99.
Những loại mới này chắc chắn vượt trội so với các loại vũ khí bị thay thế vốn là những bản sao vũ khí của Xô viết có niên đại từ năm 1950 như chiến đấu cơ J-7, tàu ngầm lớp Ming và xe tăng Type-59.
Trên giấy tờ, Trung Quốc xuất khẩu vũ khí cũng khá thành công. Năm ngoái, theo số liệu của Viện nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế (SIPRI) tại Stockholm (Thụy Điển), Bắc Kinh thu về gần 2 tỉ USD. Dữ liệu của SIPRI giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy Trung Quốc đă vươn lên hàng nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, chiếm gần 6% tổng thị trường vũ khí. Đây là mức gần gấp đôi của giai đoạn 2006-2010.
Bằng chứng là hầu hết vũ khí Trung Quốc bán được chỉ cho một số rất ít nước. Trong 5 năm qua, hơn 2/3 (chính xác là 71%) doanh số bán vũ khí Trung Quốc rơi vào ba nước Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Phần c̣n lại đi chủ yếu đến một số nước nghèo ở châu Phi, đặc biệt là Algeria, Nigeria, Sudan và Tanzania.
Phần lớn vũ khí Trung Quốc bán được cũng chỉ là hàng rẻ tiền như xe bọc thép, vũ khí nhỏ và đạn dược, hay máy bay chiến đấu bản nhái thời Xô viết. Một trong những trang thiết bị vũ khí bán chạy nhất của Trung Quốc loại máy bay K-8 và cũng chủ yếu bán cho các nước đang phát triển ít tiền, dùng cho công tác đào tạo để lái loại máy bay chiến đấu tiên tiến mua sau đó.
Nh́n chung, các loại vũ khí Trung Quốc sản xuất được và bán đi vẫn chưa đủ sức làm thay đổi cuộc chơi, tức tạo được tác động lớn đến cân đối quyền lực trong khu vực.
Bằng chứng là ở vị trí thứ ba trong thị trường vũ khí toàn cầu, nhưng Trung Quốc vẫn c̣n khoảng cách quá xa so với Mỹ (33%) và Nga (25%), chỉ nhỉnh hơn một chút so với Pháp (5,6%), Đức (4,7%) và Vương quốc Anh (4,5%). Hơn nữa, vị trí của Trung Quốc trong danh sách các nước buôn bán vũ khí toàn cầu cũng không thống nhất. Ví dụ, theo SIPRI, trong giai đoạn 2006-2010, Trung Quốc chỉ giành 3,7%, đứng thứ 6 trong danh sách này.
Để duy tŕ là một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu, Trung Quốc cần đẩy mạnh cạnh tranh các sản phẩm hơn nữa. Trung Quốc cần nhiều hơn các đơn hàng về nhiều loại vũ khí tiên tiến- chẳng hạn như siêu máy bay chiến đấu, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay cảnh báo sớm trên không, và hệ thống pḥng không tầm xa.
Cho đến nay, có rất ít quốc gia phải xếp hàng chờ mua các hệ thống vũ khí của Trung Quốc và nếu phải như thế, chắc chắn mua về họ cũng sẽ thay thế một số bộ phận bằng thiết bị an toàn và chất lượng hơn của phương Tây. Trung Quốc chủ yếu bán thiết bị quân sự cho các nước hoặc là quá nghèo để mua vũ khí phương Tây hay Nga, hay những nước đang phải chịu lệnh cấm vận vũ khí (như Venezuela). Iran từng là một nước tiêu thụ lượng lớn các vũ khí Trung Quốc, nhưng Tehran đă không tiếp tục đặt hang với Bắc Kinh trong nhiều năm. Điều này là do ngành công nghiệp quốc pḥng của Trung Quốc vẫn c̣n rất yếu trong các công nghệ quan trọng như động cơ phản lực và thiết bị điện tử. Một bài báo của New York Times vào năm 2013 từng cho biết Algeria đă mua tàu hộ tống từ Trung Quốc, nhưng sau đó phải mua thêm rađa của Pháp và thiết bị thông tin liên lạc để trang bị thêm cho các tàu này.