Vietbf.com - Nhật Bản sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua một loạt các cuộc tuần tra “tập huấn” chung với Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại vùng biển đang tranh chấp này. Đó là tuyên bố của tân bộ trưởng Quốc Pḥng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 15/09/2016 tại Washington.
Bộ trưởng quốc pḥng Nhật: "Nhật Bản sẽ tuần tra biển Đông cùng Mỹ"
Tại Mỹ, bà Inada đă lần đầu tiên khẳng định rơ ràng lập trường của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe trong vấn đề biển Đông, nhấn mạnh việc Tokyo tăng cường hoạt động toàn diện ở vùng biển quốc tế thuộc khu vực này và sẽ tham gia các cuộc tuần tra tự do hàng hải cùng với quân đội Mỹ.
Tuyên bố cứng rắn của tân Bộ trưởng quốc pḥng Nhật ngay lập tức tạo ra mối lo ngại cho Bắc Kinh, khiến truyền thông Trung Quốc phản ứng gay gắt.
Trước đó, Trung Quốc đă khiến phương Tây hết sức lo ngại về khả năng nước này quyết tâm đạp lên "ranh giới" mà Mỹ và đồng minh quyết giữ vững ở biển Đông, khi Bắc Kinh có nhiều động thái cho thấy họ sẵn sàng xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Băi cạn Scarborough - hành động mà Mỹ phản đối kịch liệt.
Chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, ông Trương Quân Xă trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu phân tích phát ngôn của bà Tomomi Inada: "Bất kể cái gọi là 'tập trận tuần tra chung' hay 'tuần tra chiến đấu', thực tế đều là tuần tra chung (giữa Mỹ và Nhật Bản)."
Theo ông Trương, mặc dù Mỹ đă kêu gọi các đồng minh khác cùng tiến hành tuần tra chung, nhưng đến nay Tổng thống mới Philippines Rodrigo Duterte đă tỏ thái độ rơ ràng sẽ không tham gia.
Học giả này nhận định trong bối cảnh đó, quốc gia ngoài khu vực như Nhật Bản có "thái độ tích cực" cho thấy động cơ khác của Tokyo. Ông Trương cáo buộc Nhật nhân cơ hội "t́nh h́nh đă ổn định" ở biển Đông để t́m cách can thiệp sâu hơn.
"Đây chính là sự phá hoại ḥa b́nh và ổn định trong khu vực, có thể thấy Nhật Bản chính là 'kẻ gây rối' ở vùng biển này," chuyên gia người Trung Quốc đổ lỗi cho Tokyo.
Ông Ashton Carter chào đón bà Tomomi Inada tại Washington hôm thứ Năm, 15/9. (Ảnh: Kyodo)
Tokyo sẵn sàng vượt "ranh giới đỏ" của Trung Quốc
Theo đài DW (Đức), tuyên bố của Bộ trưởng Tomomi Inada tại Mỹ có thể mang ư nghĩa là Nhật đă sẵn sàng vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Trung Quốc từng nêu trong vấn đề biển Đông, đó là Mỹ và đồng minh lập một "chiến tuyến" chống lại Bắc Kinh.
Đối với những nỗ lực của Nhật Bản nhằm can thiệp vào biển Đông, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 được diễn ra trong tháng 6 tại Singapore, Phó tham mưu trưởng của bộ tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đe dọa, nếu Nhật Bản và Mỹ tuần tra chung hay thực hiện các hành động quân sự khác ở biển Đông, Bắc Kinh sẽ không ngồi yên.
Cuối tháng đó, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Tŕnh Vĩnh Hoa cũng nói với các quan chức chính phủ Nhật Bản rằng nếu Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản (JSDF) tham gia vào hoạt động "tự do hàng hải" của quân đội Mỹ trên Biển Đông, có nghĩa là đă vượt qua "lằn ranh đỏ" không thể nhượng bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh "không dung thứ" cho hành động này.
Trước phát biểu cứng rắn của bà Inada, căng thẳng Trung-Nhật được cho là đă hạ nhiệt sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu hôm 4-5/9 vừa qua.
Theo Hoàn Cầu, nếu quân đội Nhật thực sự tham gia tuần tra chung trên biển với Mỹ ở biển Đông, rất có thể Bắc Kinh sẽ trả đũa bằng cách leo thang hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và các đảo khác ở biển Hoa Đông.
Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) đánh giá, Tomomi Inada được Washington xem như người kế nhiệm tiềm năng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo đó, những hành động của bà rất dễ khơi dậy sự thận trọng, cảnh giác của Trung Quốc.
11 tàu Trung Quốc các loại, bao gồm tàu hải cảnh, bị chính phủ Philippines phát hiện xuất hiện dồn dập ở Băi cạn Scarborough hồi đầu tháng 9, trước thềm hội nghị G20 Hàng Châu.
Trung Quốc đă sẵn sàng nhiều bước đi nguy hiểm
Trong bài xă luận đăng vào rạng sáng nay, 18/9, Hoàn Cầu nói rằng khi Tokyo đă hạ quyết đâm đưa chiến hạm đến biển Đông để tuần tra th́ Bắc Kinh "không c̣n lựa chọn nào khác ngoài áp dụng "các biện pháp mạnh mẽ".
Hoàn Cầu gọi việc Mỹ-Nhật bắt tay trong các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông là "chính sách pháo hạm mới thế kỷ 21" nhằm vào Trung Quốc.
Theo tờ báo "diều hâu" này, chính phủ Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiến hành quân sự hóa (phi pháp-PV) ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
"Quân sự hóa" là hành vi mà Bắc Kinh chưa từng thừa nhận dù giới quan sát quốc tế tung ra nhiều bằng chứng bóc mẽ họ. Trung Quốc chỉ nói rằng các khí tài quân sự được triển khai (trái phép-PV) nhằm phục vụ mục đích pḥng vệ, hỗ trợ nghiên cứu biển, cứu hộ cứu nạn và dân sinh.
Nếu Trung Quốc chính thức đáp trả bằng cách khẳng định "quân sự hóa", đó sẽ là bước theo thang đầy nguy hiểm ở biển Đông.
Hoàn Cầu c̣n kêu gọi chính phủ Trung Quốc xúc tiến một giải pháp khác là tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) biển Đông, để ngăn chặn kịch bản Mỹ-Nhật tuần tra với mật độ dày đặc và tránh bị "lép vế" về mặt chiến lược trong tương lai.
Cũng theo tờ này, các tàu chiến của Nhật sẽ trở thành "mục tiêu đối đầu chủ yếu" trên biển Đông mà quân đội Trung Quốc nhằm vào, ngay khi quân đội Nhật tiến vào tuần tra cùng Mỹ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hoàn toàn tự tin vào khả năng áp đảo Nhật Bản bởi 2 lư do: Quy mô nền kinh tế Trung Quốc gấp 2 lần Nhật, và họ là một cường quốc về hạt nhân.