Vietbf.com - Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố ra lệnh cho toàn bộ cố vấn quân sự Mỹ ra khỏi miền nam Philippines. Nhưng sau đó, bộ Quốc Pḥng và bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo chưa nhận được đề nghị chính thức nào từ phía Manila.
V́ vậy phát ngôn viên của ông Duterte tiết lộ một điều bất ngờ dù Bộ Ngoại giao Philippines đă lên tiếng trấn an dư luận, đặc biệt là đồng minh Mỹ.
Hôm nay, 13/9, quân đội Philippines cho biết, lực lượng này sẽ chờ đợi "chỉ đạo cụ thể" từ Tổng thống Philippines sau khi ông này tỏ ư muốn rút binh lính Mỹ khỏi Mindanao.
Giới quân đội coi lời nói của Tổng thống là biểu hiện của sự lo lắng. Họ cho rằng ông Duterte đang lo ngại cho sự an toàn của binh lính Mỹ ở Mindanao và muốn người Mỹ tránh được các mối nguy hại. Thông tin này được Đại tá Edgard Arevalo, chủ nhiệm văn pḥng phụ trách các vấn đề công chúng của quân đội đưa ra trong một thông cáo.
"Chúng tôi có chú ư tới tuyên bố mà Tổng Tư lệnh - Tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra, bày tỏ sự lo ngại của ông đối với vấn đề an toàn của lực lượng Mỹ ở Mindanao", ông Arevalo cho hay, "Cũng trong tuyên bố này, ông ấy đă bày tỏ mong muốn các cộng sự Mỹ tránh được hiểm nguy".
Chính sách không thay đổi?
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr cũng đă phải lên tiếng trấn an dư luận về phát ngôn của ông Duterte. Ông Yasay cho biết, tuyên bố của ông Duterte không đồng nghĩa với việc Philippines sẽ chuyển hướng trong chính sách với Mỹ.
Ông Arevalo cho biết thêm, khi đề cập tới "binh lính Mỹ", Tổng thống Philippines muốn nói tới "một số lượng nhỏ quân nhân Mỹ đang bị giới hạn tại thành phố Zamboanga".
"Họ có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện binh lính Philippines chiến đấu chống khủng bố. Số lượng quân nhân vốn đă bị cắt giảm rất nhiều sau khi Lực lượng tác chiến đặc biệt liên quân Philippines (JSOTF-P) bị ngừng hoạt động cách đây vài năm".
Theo ông Arevalo, quân đội Philippines vẫn chưa nhận được chỉ thị cụ thể của Tổng thống. Vấn đề này đang được các cơ quan quốc pḥng và ngoại giao bàn bạc.
Nền tảng của chính sách
Tuy nhiên, sau khi ông Yasay trả lời phỏng vấn được vài giờ, Phát ngôn viên Tổng thống Ernesto Abella lại nói rằng, những lời ông Duterte nói có thể là "nền tảng của chính sách".
Trong cuộc họp báo ở Malacanang, ông Abella cho hay: "Tuyên bố không tự động trở thành chính sách nhưng đó có thể là nền tảng của chính sách".
Trước câu hỏi: "Điều ǵ sẽ xảy ra với các cuộc tập trận chung và Thỏa thuận Hợp tác Quốc pḥng Tăng cường (EDCA) giữa 2 nước", ông Abella trả lời: "Trong giai đoạn này, những tuyên bố ấy chưa trở thành chính sách thực sự. Nhưng đó là cơ sở cho các hoạt động tiềm năng trong tương lai".
"Tôi nghĩ Tổng thống đă bắt đầu tỏ rơ rằng, chính sách ngoại giao mà chúng tôi theo đuổi là một chính sách độc lập, không phụ thuộc vào một hay hai quốc gia lớn hơn mà chúng tôi dựa vào".
"Những hành động, những tuyên bố mà Tổng thống đang đưa ra là để cho tất cả mọi người biết rằng chúng tôi đă sẵn sàng vẽ ra lộ tŕnh và t́m kiếm những đồng minh cho riêng ḿnh", ông Abella cho hay.
Các phát ngôn trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi ông Duterte tuyên bố rằng, ông muốn lực lượng Đặc nhiệm Mỹ rút khỏi Mindanao: "Các binh lính đặc nhiệm ấy, họ phải đi. Họ cần phải đi. Tại Mindanao, có quá nhiều người da trắng".
Quân nhân Mỹ trong một cuộc tập trận chung với Philippines năm 2013. Ảnh: Reuters
Ông Duterte cho rằng sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Mindanao khiến họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm phiến quân Abu Sayyaf: "T́nh h́nh sẽ trở nên căng thẳng hơn. Nếu họ nh́n thấy người Mỹ, chắc chắn họ sẽ ra tay. Họ sẽ đ̣i tiền chuộc, họ sẽ giết người, dù da đen hay da trắng, chỉ cần là người Mỹ (th́ anh sẽ trở thành mục tiêu)".
Hiện nay, một số quân nhân Mỹ hỗ trợ chiến đấu và t́nh báo được lựa chọn để phục vụ tại miền Tây Mindanao như một phần trong quan hệ đối tác lâu dài giữa 2 đồng minh. Tuy nhiên, số lượng này đă được cắt giảm rất nhiều.
Theo nguồn tin của Rappler, bất cứ thời điểm nào cũng có gần 100 binh sĩ Mỹ hiện diện tại khu vực này. Ngoài ra, có khoảng vài trăm binh sĩ Mỹ hoạt động dưới dạng luân phiên để tham gia các cuộc tập trận Balikatan thường niên.