Cá hồi sống là món ăn yêu thích của nhiều người. Mặc dù cá hồi sống cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho người sử dụng, nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Vì thế, bạn hãy cân nhắc kĩ khi ăn cá hồi sống.
Hiện nay, có rất nhiều người thích ăn cá hồi sống. Lý do một phần là vì món cá này không quá đắt tiền, lại có hương vị khá thơm ngon, mang giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, có lẽ bạn nên nghĩ lại trước khi cho một miếng cá hồi sống vào miệng. Vì điều đó có khả năng khiến bạn lâm vào tình cảnh giống như một phụ nữ người Nhật vừa nhập viện trong thời gian gần đây.
Ăn cá hồi sống là sẽ... có biến?
Cụ thể, một bệnh viện tại tỉnh Nanao (Nhật Bản) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 36 tuổi, với các triệu chứng như tức ngực, buồn nôn, tiêu chảy cấp tính.
Các bác sĩ lập tức tiến hành xét nghiệm. Sau khi quét qua dạ dày của cô và nhận thấy thành dạ dày có phần dày hơn bình thường, các bác sĩ quyết định thực hiện nội soi qua cổ họng.
Cuối cùng, họ phát hiện ra cả một ổ ấu trùng giun sán đang đục khoét thực quản và dạ dày của cô. Đó là những con giun thuộc họ Anisakis.
Và đến lúc này, người phụ nữ mới chợt nhận ra và thú nhận rằng mình đã ăn cá hồi sống chỉ 2 tiếng trước khi nhập viện.
Mối nguy hại bất ngờ vì ăn cá hồi sống
Cá hồi là một loài cá biển, nhưng chúng chỉ bơi ra biển khi trưởng thành. Còn đến kỳ sinh sản, chúng ngược biển bơi về sông để đẻ trứng, và vì thế nên hiển nhiên cá hồi con sẽ lớn lên trong môi trường nước ngọt.
Để sinh tồn, cá hồi buộc phải sử dụng những sinh vật xung quanh sông để làm thức ăn, và rủi ro nuốt phải trứng giun, sán tại đây là khá cao. Để rồi đến khi vượt biển và... lên đĩa, con người sẽ nhiễm phải trứng giun khi ăn cá sống.
Và đặc biệt, trong số các loại sán lá, sán dây mà cá hồi có nguy cơ nhiễm, tồn tại một loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hại, đó là Anisakis như trường hợp của người phụ nữ nêu trên.
Ấu trùng giun Anisakis ký sinh trong cơ thể của một số loại cá và động vật biển. Chúng có vòng đời khá rắc rối, được chuyển qua nhiều vật chủ khác nhau. Nhưng điểm chung của lũ này là ở giai đoạn giữa, chúng sẽ ký sinh trên hải sản, bao gồm cá ngừ, mực... và đặc biệt là cá hồi.
Ấu trùng Anisakis
Khi xâm nhập cơ thể, Anisakis ký sinh bên thành ruột, gây đau bụng khôn tả. Chúng có thể di chuyển đến một số cơ quan nội tạng khác, thậm chí lên cả não, gây tổn thương nghiệm trọng và có thể khiến vật chủ chết nếu không được chữa trị kịp thời.
Chưa kể, trong quá trình ký sinh trên cá, Anisakis có thể hình thành độc tố, khiến người ăn phải ngộ độc, gây nôn mửa, tiêu chảy dữ dội.
Bản thân người Nhật cũng không ăn cá hồi sống
Có một nhầm tưởng khi nhắc đến ẩm thực Nhật, đó là món cá hồi sống. Nhưng sự thực là ở Nhật, cá hồi chỉ xuất hiện tại những cửa hàng bình dân. Còn với những nhà hàng hạng sang, những nhà hàng trọng truyền thống, kể cả nhà hàng có sao Michellin đi chăng nữa, chẳng ai ăn cá hồi sống cả. Thay vào đó, họ nướng chúng lên, hoặc làm bất kỳ điều gì có thể, miễn là ăn chín.
Lý do thì như đã nêu, vì cá hồi dễ nhiễm sán. Thực ra, cá nào cũng có thể nhiễm sán, nhưng tỉ lệ nhiễm ở cá sông thì cao hơn rất nhiều. Vì thế, từ thời Bình An vào khoảng năm 794, người Nhật đã chỉ chọn làm cá ngừ béo và cá tai – những loại cá luôn đắt hơn cá hồi.
Tuy vậy, không phải ai cũng có tiền mà thưởng thức sashimi từ cá ngừ hoặc cá tai. Trong khi đó, cá hồi lại có giá phải chăng hơn rất nhiều, mà trữ lượng lại dồi dào, không hiếm như 2 loại kể trên.
Vậy nên bất chấp là con dao hai lưỡi, nhiều đầu bếp đã thay cá hồi vào cho rẻ và phục vụ được đông đảo thực khách, khiến chúng ta nghĩ nó là món được ưa chuộng tại Nhật.
VietBF © Sưu Tầm