Sáng qua 9/9, Triều Tiên tuyên bố thử thành công đầu đạn hạt nhân. Họ huênh hoang rằng họ đă làm được điều mong muốn đúng ngày quốc khánh lần thứ 68. Đây là lần thử thành công và nguy hiểm nhất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Nguồn tin an ninh Nga cho biết sức công phá từ vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên gấp đôi quả bom nguyên tử Mỹ trút xuống Hiroshima.
Mạnh nhất từ trước đến nay
Hăng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA dẫn tuyên bố từ Viện Vũ khí hạt nhân nước này cho biết cuộc thử nghiệm xác nhận đầu đạn hạt nhân mới có thể gắn được lên tên lửa đạn đạo chiến lược. Theo đó, sự tiêu chuẩn hóa đầu đạn hạt nhân sẽ giúp B́nh Nhưỡng có thể sản xuất bao nhiêu vũ khí hạt nhân “nhỏ hơn, nhẹ hơn, đa dạng hơn” tùy thích. KCNA c̣n chỉ rơ vụ thử nghiệm nhằm phản ứng “thái độ thù địch của Mỹ”.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các cơ quan địa chất của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đồng loạt thông báo phát hiện địa chấn 5,3 độ Richter ở khu vực gần băi thử Punggye-ri - nơi diễn ra cả 4 đợt thử nghiệm hạt nhân trước đó của Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc và cơ quan an ninh Nga đánh giá đây là vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, hiện có nhiều thông tin khác nhau về sức mạnh của “đầu đạn hạt nhân” nêu trên. Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc nói rằng sức công phá vào khoảng 10 kiloton, gấp đôi vụ thử vào tháng 1-2016 mà Triều Tiên khẳng định là thử thành công bom nhiệt hạch. Trong khi đó, hăng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin an ninh Nga tiết lộ sức công phá của vụ thử lên tới 30 kiloton, gấp đôi sức mạnh quả bom nguyên tử Mỹ trút xuống TP Hiroshima - Nhật Bản năm 1945.
Phát biểu khi đang ở Lào, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gọi đây là hành động tự hủy hoại, cho thấy sự “coi thường điên rồ” của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nữ tổng thống này sau đó quyết định rút ngắn chuyến đi để về nước. Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), đảng cầm quyền Saenuri cũng như đảng đối lập chính Minjoo của Hàn Quốc đều nhóm họp khẩn cấp để thảo luận biện pháp đối phó động thái gây hấn mới nhất từ B́nh Nhưỡng.
Thông tin vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên được phát trên truyền h́nh tại Seoul - Hàn Quốc Ảnh: REUTERS
Sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo sự khiêu khích của Triều Tiên sẽ chuốc lấy “hậu quả nghiêm trọng”. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố nước này sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ hành động thử hạt nhân nào của Triều Tiên cũng như sẽ có đối sách cứng rắn. Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 lập tức được triển khai bên ngoài Bộ Quốc pḥng Nhật Bản sau vụ thử. Ngoài ra, theo hăng tin Kyodo, hai ông Obama, Abe đă điện đàm và nhất trí cần có thêm các biện pháp trừng phạt mới để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Cả Tokyo và Washington đều triển khai máy bay để thu thập các mẫu không khí nhằm xác định có ṛ rỉ phóng xạ hay không dù phía B́nh Nhưỡng tự tin tuyên bố trên đài truyền h́nh quốc gia rằng vụ thử nghiệm không ảnh hưởng đến môi trường. Chia sẻ mối quan ngại này, Bộ Môi trường Trung Quốc tiến hành theo dơi phóng xạ dọc khu vực biên giới với Triều Tiên. Đồng thời, Bộ Ngoại giao nước này phản đối mạnh mẽ hành động thử hạt nhân của đồng minh cũng như hối thúc B́nh Nhưỡng tránh làm xấu thêm t́nh h́nh.
Theo đài CNBC, Triều Tiên trở nên khó lường hơn hẳn trong năm nay với một loạt cuộc thử hạt nhân, phóng tên lửa dồn dập, khiến Hàn Quốc không khỏi lo ngại về lời đe dọa “biến thành biển lửa” mà láng giềng thường tuyên bố. Trong ṿng hơn 8 tháng, ngoài 2 vụ thử hạt nhân, B́nh Nhưỡng c̣n tiến hành 3 đợt phóng thử tên lửa - lần gần nhất vào ngày 5-9 giữa lúc Hội nghị Thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có đủ khả năng tấn công các nước láng giềng bằng tên lửa hạt nhân sớm nhất là vào năm 2020.
Therealtz © VietBF