Vietbf.com - Các nhà lănh đạo ASEAN tuy đă “giảm tông” khi nhắc đến căng thẳng Biển Đông trong một tuyên bố với các từ ngữ rất cẩn trọng trong một hội nghị thượng đỉnh. Thế nhưng trước khi tuyên bố này được đưa ra, Bắc Kinh đă tỏ thái độ tức giận với các quốc gia ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Các lănh đạo khối Thượng Đỉnh Đông Á EAS trước lúc vào nghị trường hôm 08/09/2016. Từ trái sang phải: Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường, thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tổng thống Mỹ Barack Obama...
Cho dù bản thông cáo chung của Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á không lên án Trung Quốc đe dọa hoà b́nh tại Biển Đông, nhưng hành động lấn chiếm biển đảo và thái độ xem thường luật pháp đă khiến cho Bắc Kinh hai lần bị chỉ tên và khuyến cáo.
Trung Quốc đă cố gắng dàn xếp và gây áp lực để hành động của Bắc Kinh lấn chiếm tại Biển Đông và phán quyết của Toà Trọng tài La Haye về chủ quyền không được đưa vào chương tŕnh nghị sự và bản thông cáo chung, nhưng Trung Quốc cũng không tránh khỏi công kích.
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đă bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là tŕnh bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng băi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
Tuy đă xây một loạt đảo nhân tạo ở Trường Sa có phi đạo cho máy bay quân sự và gắn hải đăng, nhưng Bắc Kinh khẳng định chưa xây dựng ǵ trên băi cạn Scarborough mà họ gọi là Hoàng Nham. Thế nhưng, Manila trưng bày h́nh chụp cho thấy có nhiều tàu có khả năng nạo vét, và các hoạt động cần thiết để xây dựng một đảo nhân tạo chỉ cách đảo Luzon của Philippines 140 hải lư, nơi có hai căn cứ đóng quân của Hoa Kỳ
Theo các chuyên gia quốc pḥng, nếu Trung Quốc xây xong đảo nhân tạo tại Scarborough th́ điều này sẽ làm thay đổi cục diện Biển Đông trong tiến tŕnh chinh phục của Bắc Kinh và làm tăng thêm xác suất xảy ra đụng độ với Hải Quân Mỹ.
Từ căn cứ tiền đồn này, các dàn tên lửa và chiến đấu cơ của Trung Quốc sẽ áp đảo lực lượng Mỹ đóng tại Philippines một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, dường như không muốn làm t́nh h́nh căng thẳng thêm khi chưa đúng lúc, chính phủ Mỹ t́m cách trấn an. Khi được AFP đặt câu hỏi, một viên chức Mỹ cho rằng « sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng Scarborough vẫn ở mức độ b́nh thường ».
Bản thông cáo chung của ASEAN, do nội bộ chia rẽ v́ thái độ bênh vực Trung Quốc của ít nhất hai thành viên là Cam Bốt và Thái Lan, không chỉ trích đích danh Trung Quốc nhưng xác nhận là « có một số lănh đạo quan ngại sâu xa v́ những đ̣i hỏi chủ quyền lănh thổ ». ASEAN cũng cảnh báo « căng thẳng sẽ tăng cao nếu hành động đấp bồi đảo nhân tạo vẫn tiếp diễn ».
Qua ngày hôm sau, cũng tại Vientiane,Trung Quốc lănh phát pháo thứ hai. Lần này, đích thân tổng thống siêu cường nhắc nhở đại cường Trung Quốc là phải biết tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trước mặt thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường, tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Bắc Kinh phải tôn trọng phán quyết của Toà Trọng tài La Haye, công bố ngày 12/07/2016 với nội dung phủ nhận toàn bộ mọi đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Tổng thống Mỹ khuyến cáo Bắc Kinh là phải tôn trọng phán quyết trọng tài cho dù « bất lợi » cho tham vọng.
Từ khi chiếm được Hoàng Sa vào năm 1974 đến nay, Trung Quốc lấn xuống phía nam, chiếm nhiều đảo ở Trường Sa và tăng tốc xây một loại « vạn lư trường thành trên biển ».
Ở nam bán cầu, Úc cũng lo ngại bị nằm trong tầm họat động của tên lửa và máy bay oanh tạc của Trung Quốc xuất phát từ Trường Sa.
Tuy Hoa Kỳ nhiều lần cảnh báo Trung Quốc nhưng phản ứng mạnh nhất chỉ là tổ chức tuần tra không thường xuyên.
Thế nhưng, theo giới phân tích, nếu Trung Quốc xây đảo ở Scarborough th́ khó có thể tránh được xung đột. Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Úc, dự báo sẽ xảy ra « đụng độ giữa tuần duyên Trung Quốc và chiến hạm Philippines do Hoa Kỳ yểm trợ ».