Tham dự cuộc họp thượng đỉnh tại Lào, một lần nữa Bắc Kinh lại muốn thâu tóm Biển Đông. Lần này với luận điệu muốn hợp tác với các nước Đông Nam Á, xua đuổi sự can thiệp từ bên ngoài (Mỹ). Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường dụ như dụ trẻ con trong cuộc họp với các nhà lănh đạo các nước ASEAN cuối ngày hôm qua 7/9.
Thủ tướng lư khắc cường trong cuộc họp với các lănh đạo ASEANXinhua
Thủ tướng Trung Quốc không nhắc đến tên của quốc gia nào, nhưng những phát biểu như thế thường được các lănh đạo Trung Quốc sử dụng khi đề cập đến sự can thiệp của Mỹ và đồng minh của Mỹ không liên quan tranh chấp Biển Đông.
Trước phát biểu của ông Lư, giới chức philippines tiết lộ Mỹ sẽ trao 2 máy bay Quân sự Sherpa 30 chỗ cho Cảnh sát biển nước này trong tháng 12.2016. Đây là hoạt động hỗ trợ tiếp theo của Washington nhằm giúp Manila nâng cao khả năng đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, theo AFP.
Trong khi đó, bên lề cuộc họp thượng đỉnh ở Lào, Nhật đồng ư sẽ cung cấp 2 tàu tuần tra và 5 máy bay trinh sát cho Philippines, Reuters cho hay. Tokyo cũng cho biết sẵn sàng cung cấp thêm cho việt nam tàu tuần tra mới để bổ sung vào 6 chiếc cũ đă tặng Việt Nam trước đó.
Dù nhắc đến Biển Đông với sự lo ngại khi có sự can thiệp từ bên ngoài nhưng ông Lư cho rằng t́nh h́nh Biển Đông đang có dấu hiệu “tích cực”. Ông khẳng định hoà b́nh và ổn định của khu vực này liên quan đến sự phát triển và thịnh vượng của nhiều quốc gia.
“Những quốc gia trong vùng là những nước hưởng lợi nhiều nhất khi Biển Đông có hoà b́nh. Lịch sử và những bằng chứng thực tế cho thấy Biển Đông chỉ có thể hoà b́nh và ổn định khi tất cả các nước trong vùng cùng nhau giải quyết vấn đề chung”, ông Lư được Reuters dẫn lại phát biểu.
Phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh trước đó ít giờ trong hội nghị các lănh đạo ASEAN, Manila tung ảnh tố Bắc Kinh đang âm thầm xây dựng đảo nhân tạo ở băi cạn Scarborough. Băi cạn này bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines hồi năm 2012.
Trung Quốc xây ít nhất 7 đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa nhằm quân sự hoá các đảo này, bỏ qua mọi lời phản đối và chỉ trích của các nước trong vùng và bên ngoài. Các nước này cho rằng hoạt động của Bắc Kinh góp phần làm gia tăng căng thẳng và phá hoại môi trường ở khu vực Biển Đông.
Ông Lư Khắc Cường không nhắc ǵ đến vấn đề xây đảo nhân tạo ở băi cạn Scarborough trong thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh nói rằng sẽ "không thay đổi hiện trạng” ở Scarborough.
Therealtz © VietBF