Nga đang lên kế hoạch triển khai lực lượng hạt nhân nhằm kiểm soát khu vực bờ biển phía đông của Nga. Đây có thể là một động thái chiến lược để “nắn gân” Mỹ. Tuy nhiên Nga vẫn viện lư do phải đi tới quyết định này là do sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Alaska.
(Ảnh minh họa: Getty)
Phát biểu tại một cuộc họp an ninh hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu xác nhận căn cứ mới của Nga ở khu vực này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018.
Giới chức quân đội Nga cho biết, căn cứ này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng hạt nhân chiến lược và nhằm “củng cố tầm kiểm soát các khu biển khép kín của quần đảo Kuril và eo biển Bering, bao gồm các tuyến đường triển khai lực lượng Hạm đội Thái B́nh Dương ở vùng biển cực Đông và cực Bắc.
Chuyên gia phân tích quốc pḥng Nga Sergei Ishchenko cho rằng, đơn vị pḥng vệ bờ biển này của Nga sẽ là một lực lượng “đáng phải lưu tâm”. “Đây không phải tin tức thông thường, ít nhất là bởi chúng ta đang nói về việc xây dựng một lực lượng Quân sự rất gần Mỹ”, chuyên gia Ishchenko nhận định.
Ông Ishchenko cho rằng, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Alaska chính là một trong những yếu tố khiến Nga đưa ra quyết định này. “Nếu Nga triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn di động Iskander cùng với đơn vị pḥng vệ bờ biển này, các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ sẽ không có đủ thời gian để chặn các máy bay ném bom của Nga, trong khi đó các trạm cảnh báo tên lửa của Mỹ có thể sẽ bị vô hiệu hóa”, ông nói.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nga đă triển khai các tên lửa ở phía đông có khả năng tấn công Alaska và các bang miền bắc của Mỹ. Tuy nhiên, năm 1985 Chủ tịch Liên xô khi đó là ông Mikhail Gorbachev đă giải thể nhiều đơn vị quân đội ở phía đông, trong đó có một cơ sở hạt nhân tối mật.
Therealtz © VietBF