Thách thức quân sự do Nga và Trung Quốc tạo ra lại trái ngược hoàn toàn, vì vậy làm cho Mỹ có thể sử dụng một số nguồn lực quân sự để đối phó với một trong số họ, còn các nguồn lực khác dùng để đối phó với nước còn lại. Nhưng, điều cần nhấn mạnh là, tình hình này sẽ không kéo dài mãi mãi. Chiến tranh với cả hai lực lượng là điều không tưởng đối với Mỹ lúc này.
Phần lớn tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Mỹ đều sẽ tập trung ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trực tiếp tấn công hệ thống chống can dự/chống tiếp cận của Trung Quốc, chặt đứt tuyến đường vận chuyển trên biển của Trung Quốc.
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 30/8 dẫn tờ The National Interest Mỹ đăng bài "Ác mộng tồi tệ nhất của Mỹ: Tiến hành một cuộc chiến tranh (đồng thời) với Nga và Trung Quốc" của tác giả Robert Farley, giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao và Thương mại quốc tế, Đại học Kentucky Mỹ.
Bài viết cho biết vào cuối thập niên trước, Mỹ đã từ bỏ nguyên tắc "hai cuộc chiến tranh". Nguyên tắc này yêu cầu Quân đội Mỹ có khả năng đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh khu vực.
Nhưng nếu như Mỹ hiện nay buộc phải tiến hành hai cuộc chiến tranh mà đối thủ lại không phải là những nước như Triều Tiên và Iran, tình hình sẽ như thế nào? Nếu như Trung Quốc và Nga phối hợp tốt với nhau, đồng thời triển khai các hành động đối kháng ở khu vực Thái Bình Dương và châu Âu, tình hình sẽ như thế nào?
Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 Hải quân Mỹ. Ảnh: Sina
Phương án chia quân của Mỹ
Mặt có lợi là tác chiến ở châu Âu và tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương chỉ có một bộ phận yêu cầu trùng nhau. Giống như tình hình của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Lục quân Mỹ sẽ là lực lượng chủ lực để bảo vệ châu Âu, trong khi đó Hải quân Mỹ sẽ tập kết ở khu vực Thái Bình Dương. Không quân Mỹ sẽ làm lực lượng chi viện để hỗ trợ cho cả hai khu vực tác chiến này.
Nga thiếu khả năng chống lại NATO ở Bắc Đại Tây Dương, cũng không có hứng thú chính trị để tìm cách làm như vậy. Điều này có nghĩa là, mặc dù Mỹ và các nước đồng minh NATO khác có thể triển khai một số nguồn lực quân sự để răn đe không gian trên biển của Nga (và đề phòng Hải quân Nga tấn công), nhưng Hải quân Mỹ có thể tập trung lực lượng chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương.
Căn cứ vào thời gian dài ngắn của cuộc xung đột và mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa, Mỹ có thể sẽ vận chuyển khá lớn lực lượng lục quân đến châu Âu để chi viện cho những cuộc chiến quan trọng.
Phần lớn tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Mỹ đều sẽ tập trung ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trực tiếp tấn công hệ thống chống can dự/chống tiếp cận của Trung Quốc, chặt đứt tuyến đường vận chuyển trên biển của Trung Quốc.
Các máy bay quân sự tầm xa bao gồm máy bay ném bom tàng hình và phương tiện tương tự sẽ căn cứ vào nhu cầu để tham gia tác chiến ở hai khu vực chiến lược.
Hạm đội 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 18/6/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Quân đội Mỹ sẽ chịu sức ép rất lớn, buộc họ ít nhất phải nỗ lực hết sức nhanh chóng giành chiến thắng mang tính quyết định ở một khu vực chiến lược.
Điều này có thể thúc đẩy Mỹ dồn các nguồn lực trên không, vũ trụ và mạng cho một khu vực chiến sự, mong muốn giành được thắng lợi về chiến lược và chính trị, từ đó di chuyển lực lượng còn lại tới khu vực tác chiến khác.
Do các nước đồng minh châu Âu của Mỹ có thực lực khả quan, Mỹ có thể ban đầu sẽ tập trung lực lượng tiến hành tốt một cuộc chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương.
Cơ cấu liên minh khác nhau
Cơ cấu liên minh của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương hoàn toàn khác với châu Âu. Mặc dù mọi người cảm thấy lo lắng đối với khả năng thực hiện cam kết của một số đồng minh châu Âu, nhưng ngoài bảo vệ sự hoàn chỉnh của liên minh NATO, không có lý do gì giao chiến với Nga.
Nếu Mỹ tác chiến, thì Đức, Pháp, Ba Lan và Anh đều sẽ làm theo. Trong tình hình chiến sự bình thường, cho dù chỉ có các nước đồng minh châu Âu, NATO cũng giành được ưu thế trung hạn to lớn so với người Nga.
Hạm đội 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 18/6/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Mặc dù Nga có thể giành được một phần khu vực biển Baltic, nhưng họ sẽ bị “trọng thương” dưới sự tấn công của lực lượng không quân NATO, cũng không có nhiều khả năng giữ được lâu dài lãnh thổ chiếm đóng.
Trong tình hình này, Hải, Không quân Mỹ chủ yếu đóng vai trò chi viện và phối hợp, làm cho các nước đồng minh NATO có được ưu thế đánh bại triệt để Nga.
Lực lượng hạt nhân của Mỹ sẽ cung cấp "bảo hiểm" ngăn chặn Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chiến lược.
Mỹ đối mặt với vấn đề gai góc hơn ở khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù Nhật Bản hoặc Ấn Độ có thể có lợi ích trong vấn đề Biển Đông, nhưng điều này rất khó bảo đảm họ sẽ tham gia một cuộc chiến tranh (thậm chí không thể bảo dảm lập trường trung lập của họ có bao nhiêu thiện chí).
Trong bất cứ cuộc xung đột cụ thể nào, cơ cấu liên minh sẽ được xác định khi nhìn vào tình hình cụ thể của cuộc xung đột này. Bất cứ bên nào trong các nước Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản đều có thể trở thành mục tiêu tấn công chủ yếu của Trung Quốc.
Bất kể Mỹ có gây sức ép hay không, các nước khác rất có khả năng chỉ “khoanh tay đứng nhìn”. Như vậy, Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự của họ chiếm ưu thế ở Tây Thái Bình Dương trở nên đặc biệt cấp bách.
Hạm đội 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 18/6/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Vẫn có thể đồng thời đánh thắng Mỹ vẫn có thể đồng thời đánh thắng hai cuộc chiến tranh lớn hoặc ít nhất gần như đánh thắng, làm cho Nga hoặc Trung Quốc không có được bất cứ hy vọng nào trong cuộc chiến này. Mỹ sở dĩ có thể làm được điều này là do họ tiếp tục có đội quân mạnh nhất thế giới, cũng do họ đang lãnh đạo một liên minh quân sự cực kỳ mạnh.
Ngoài ra, thách thức quân sự do Nga và Trung Quốc tạo ra lại trái ngược hoàn toàn, vì vậy làm cho Mỹ có thể sử dụng một số nguồn lực quân sự để đối phó với một trong số họ, còn các nguồn lực khác dùng để đối phó với nước còn lại. Nhưng, điều cần nhấn mạnh là, tình hình này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Mỹ không thể duy trì vị thế ưu thế hiện nay vô thời hạn. Nhìn về lâu dài, họ sẽ buộc phải lựa chọn cụ thể cam kết của mình. Đồng thời, Mỹ đã tạo ra một trật tự quốc tế có lợi cho một số nước mạnh nhất, giàu có nhất trên thế giới. Họ tạm thời có thể trông chờ vào những nước này cung cấp trợ giúp.
Hạm đội 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 18/6/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Vietbf @ sưu tầm.