Một hành động của New Zealand làm Trung Quốc vô cùng tức tối. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc pḥng Gerry Brownlee. Ông này thẳng thắn nói rằng Trung Quốc cải tạo trái phép Biển Đông làm mất an toàn khu vực và biến Biển Đông trở thành điểm nóng.
Bộ trưởng Quốc pḥng New Zealand Gerry Brownlee.
Trong một bài phát tại Viện Quan hệ quốc tế New Zealand hôm 24/8, Bộ trưởng Quốc pḥng New Zealand Gerry Brownlee đă lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông thông qua việc xâm lấn chủ quyền và quân sự hóa trên các đảo tranh chấp.
"New Zealand không đứng về phía bên nào ở Biển Đông nhưng chúng tôi phản đối các hành động phá hoại ḥa b́nh và làm xói ṃn niềm tin trong khu vực" ông Brownlee nói tuyên bố.
"Chúng tôi ủng hộ quyền hợp pháp của các quốc gia trong việc sử dụng các cơ chế khác nhau để giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi cũng ủng hộ các tiến tŕnh giải quyết tranh chấp nói trên cần phải được tôn trọng", Bộ trưởng Quốc pḥng New Zealand nói về việc ủng hộ giải quyết tranh chấp nên được áp dụng dựa trên nhiều cơ chế khác nhau như ṭa án quốc tế.
Hôm 12/7, Ṭa Trọng tài Thường trực đă ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" phi lư mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Bắc Kinh sau đó đă thẳng thừng từ chối thực thi theo phán quyết bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
Mỹ và Australia đă lên tiếng chỉ trích hành động quân sự hóa và cải tạo trái phép của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng không tốt ở vùng biển khu vực.
Ông Brownlee đă gặp mặt một số nhà lănh đạo quân sự Bắc Kinh trong một chuyến đi tới Trung Quốc hồi năm ngoái, trong số đó có cuộc gặp với tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trong thời điểm này, Trung Quốc đă tiến hành cải tạo trái phép ở Biển Đông với diện tích lên tới 2500 ha chỉ trong ṿng chưa đầy 18 tháng.
"Giờ đây, diện tích này có thể đă lớn hơn đáng kể. Ông Phạm Trường Long hiểu rơ những ǵ ḿnh đang làm có thể gây căng thẳng nhưng hành động đó vẫn tiếp tục diễn ra", tờ NZ Herald dẫn lời Bộ trưởng Gerry Brownlee.
Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Brownlee cho biết trung tâm của tranh chấp Biển Đông là "hai cường quốc lớn với trách nhiệm lớn" - Mỹ và Trung Quốc. Ông ủng hộ việc hai quốc gia này nên t́m được tiếng nói chung với nhau.
Ông cũng nhấn mạnh việc ép buộc Trung Quốc chấp nhận phán quyết của PCA sẽ là phép thử đối với việc áp dụng luật pháp quốc tế trong khu vực và một sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tốt cho an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương hơn là đối đầu căng thẳng.
Ông Brownlee nhận định rằng chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ tới Trung Quốc gần đây là tín hiệu tốt cho thấy khả năng giảm đối đầu và xích lại gần nhau hơn giữa hai quốc gia.
New Zealand không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên nước này nhiều lần khẳng định sự ổn định trong khu vực là điều cần thiết đối với quốc gia này về đối ngoại và kinh tế, thương mại.
Trước đó, Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully cũng đă lên tiếng kêu gọi Trung Quốc "tôn trọng" phán quyết của Ṭa Trọng tài Thường trực.
Ngoại trưởng Murray McCully cho biết ông hy vọng Trung Quốc sẽ không để t́nh h́nh ở Biển Đông leo thang căng thẳng hoặc đẩy lùi những nỗ lực ngoại giao thời gian qua nhằm xoa dịu t́nh h́nh v́ sự ổn định trong khu vực có vai tṛ quan trọng với tốc độ phát triển kinh tế của New Zealand.
Therealtz © VietBF