Không chỉ có các dịch vụ ḱ lạ trong ẩm thực, Nhật Bản c̣n là quốc gia có những dịch vụ ḱ lạ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như… khóc cùng mỹ nam. Theo đó, các mỹ nam sẽ có nhiệm vụ dùng khăn lau nước mắt cho các khách hàng khi họ đang xúc động về điều ǵ đó.
Khoảng 10 người có mặt trong một pḥng họp ở khu văn pḥng tại Tokyo. Một người đàn ông được thuê tới để chiếu những đoạn phim ngắn.
Khi tiếng nhạc cất lên từ những chiếc loa, câu chuyện cảm động về một người cha câm điếc và cô con gái bắt đầu. Cô bé bị ngất do ốm nặng và được cha đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, người đàn ông không có cách nào để chứng minh với lễ tân rằng ông là cha của cô bé nên không được phép vào bên trong pḥng bệnh. Bộ phim khép lại bằng cảnh ông khóc trong đau đớn khi con gái phải trút hơi thở cuối cùng một cách đơn độc.
Bộ phim thứ hai kể một chú chó chết v́ bị bệnh. Những tiếng nấc bắt đầu vang lên ở phía bên kia pḥng. Vài phút sau là những tiếng sụt sùi. Trong ṿng 15 phút, nửa khán pḥng chăm chú vào màn h́nh, nước mắt lăn dài trên má họ.
Người đàn ông chiếu phim bắt đầu đi ṿng quanh, với một chiếc khăn tay lớn, nhẹ nhàng lau nước mắt trên gương mặt từng người.
"Khi tôi bắt đầu mở các cuộc hội thảo này, có vài khoảnh khắc khá ngượng ngùng", BBC dẫn lời Ryusei nói. Anh có ngoại h́nh bảnh bao và đang đảm nhậm vai tṛ rơi nước mắt một cách tận tụy. "Có thời gian tôi chưa luyện tập đủ và v́ thế không thể khóc dễ dàng, điều này có nghĩa là các khán giả cũng không thể khóc. Nhưng bây giờ mọi thứ đă khá hơn, tôi có thể khóc và những người khác cũng khóc theo".
Công việc của Ryusei được gọi là ikemeso danshi hay "anh chàng khóc đẹp trai". Mục đích duy nhất của dịch vụ này là làm mọi người khóc.
"Người Nhật Bản không có thói quen khóc trước mặt mọi người. Nhưng một khi bạn khóc trước mặt những người khác, môi trường sẽ thay đổi, nhất là trong một công ty", anh nói.
Ư tưởng của Ryusei là giúp mọi người thể hiện phần mềm yếu trong bản thân. Khi những người khác nh́n thấy điều đó, mọi người sẽ đến gần nhau hơn và làm việc nhóm tốt hơn.
Hầu hết các bộ phim mà Ryusei chiếu chủ yếu về mối quan hệ với động vật hoặc cha - con gái, và dường như tập trung vào đối tượng là phụ nữ. Những người tham dự buổi chiếu phim trên đều là nữ, ngoại trừ giám đốc công ty, người đă thuê Ryusei tới đây.
Các công ty có thể chọn nhiều chàng trai khóc khác nhau. Có người là một nha sĩ làm thêm nghề tay trái, có người là huấn luyện viên thể thao, cũng có người là giám đốc dịch vụ tang lễ hay đánh giày.
Ryusei được biết đến là một "một anh chàng ưa nh́n nhưng hơi già". Những đồng nghiệp của anh đều ở trong độ tuổi 20, trong khi anh đă ngấp nghé 40.
Tại Tokyo, các công ty khác đă tung ra những dịch vụ tương tự như dịch vụ ôm ấp không t́nh dục hay cho thuê bạn tâm t́nh.
Các lớp dạy khóc là ư tưởng của Hiroki Terai, một doanh nhân muốn người Nhật bày tỏ cảm xúc của họ nhiều hơn. "Tôi luôn thấy hứng thú với những phần ẩn giấu bên trong con người", anh nói.
Tất cả bắt đầu vào năm anh 16 tuổi. V́ không có bạn bè ở trường, Hiroki ăn trưa trong nhà vệ sinh, một ḿnh. Đó là khoảng thời gian rất khó khăn với anh. "Khi đó, tôi thấy ḿnh bắt đầu nhận ra cảm xúc thật sự của mọi người, ngoài mặt họ tươi cười nhưng đó không phải lúc nào cũng là cảm xúc của họ", anh nói.
Dự án đầu tiên của anh là tổ chức lễ ly hôn cho những đôi vợ chồng đổ vỡ. Đỉnh điểm của buổi lễ là việc dùng búa đập nát chiếc nhẫn cưới. Nhiều đôi cho hay khóc là lúc họ thấy nhẹ ḷng nhất.
Hiroki sau đó quyết định thành lập dịch vụ khóc vào năm 2013 và bắt đầu mở các hội thảo cho mọi người tham gia ở Tokyo.
"Mọi người đến và khóc cùng nhau. Khi khóc, họ cảm thấy khá hơn", anh nói. "Vấn đề duy nhất là quan điểm về những người đàn ông khóc. Mọi người nghĩ họ ướt át hoặc yếu đuối".
Các hội thảo về khóc do các anh chàng đẹp trai dẫn dắt. Hiroki muốn đưa h́nh ảnh những người đàn ông khóc trở thành xu thế trong khi dùng chính họ để làm mọi người khóc.
Khi được hỏi tại sao những anh chàng này phải có ngoại h́nh ưa nh́n, Hiroki nhún vai: "Tôi nghĩ là v́ điều đó khác với đời sống thường ngày. Điều đó rất thú vị".
Chính những người tham dự cũng ngạc nhiên trước phản ứng của ḿnh khi xem phim. "Tôi cứ nghĩ tôi sẽ không khóc", Terumi thú nhận. Cô là một diễn viên hài đang làm một bộ phim tài liệu về dịch vụ này. "Nhưng tôi thực sự đă khóc rất nhiều".
Cô đă rất xúc động khi xem bộ phim về cha và con gái. "Cha tôi vẫn c̣n sống nhưng tôi đă hơn 30 tuổi. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn không cư xử đúng mực với cha ḿnh", cô cười với vẻ mặt căng thẳng. "Tôi bắt đầu hối hận về điều đó".
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ rơi nước mắt. "Nói sự thật có được không?", Uria, một nhân viên văn pḥng, hỏi. "Chân thành mà nói tôi không thích loại phim này. Tôi nghĩ tôi từng xem 5 hay 6 bộ phim, có quá nhiều người chết. Tôi không thích chúng. Tôi không thích kiểu xúc động đó. Tôi không thấy lay động".
Tuy nhiên, hầu hết người tham gia đồng ư rằng người Nhật rất ít khóc. "Người Nhật Bản không thực sự giỏi bày tỏ cảm xúc của ḿnh", Terumi nói. "Mọi người ở công ty không bày tỏ quan điểm hay cảm xúc của họ quá nhiều".
Đó là động lực cho Hiroki, người sáng lập người công ty.
"Tôi muốn người Nhật Bản khóc. Không chỉ ở nhà mà cả ở văn pḥng. Nếu bạn khóc ở nơi làm việc, bạn nghĩ rằng các đồng nghiệp sẽ không muốn an ủi bạn. Đó là một h́nh ảnh thực sự tiêu cực", anh nói. "Tuy nhiên tôi biết rằng sau khi bạn khóc và để mọi người nh́n thấy sự mềm yếu của bạn, bạn thậm chí có thể quan hệ tốt hơn với mọi người, điều đó cũng rất tốt cho công ty. Nó tạo ra môi trường làm việc thoải mái hơn và mọi người gần nhau hơn".