Không chỉ có các phần tử đánh bom tự sát liều chết nhất thế giới, IS c̣n sử dụng các cỗ máy giết người mang tên “Tử thần nhí” khiến dư luận thế giới bàng hoàng. Bằng cách tiêm nhiễm vào đầu ngay từ nhỏ và huấn luyện nghiêm ngặt, những đứa trẻ đă trở thành cỗ máy đánh bom của IS.
Hồi cuối tuần, cảnh sát vùng Kirkuk, Iraq, khống chế một đứa trẻ chưa đầy 14 tuổi mang theo đai bom tự sát trên người để chuẩn bị thực hiện một vụ tấn công khủng bố theo lệnh của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Các chuyên gia chống khủng bố tin rằng những "tử thần nhí" kiểu này đang trở thành thứ vũ khí được IS và các nhóm khủng bố trên thế giới ưa chuộng, và là một thách thức cực lớn đối với các cơ quan an ninh quốc tế.
"Chúng đang huy động trẻ em ở mức độ chưa từng thấy, và chúng khoe khoang điều đó một cách đầy tự hào trên các trang tuyên truyền", John Horgan, giáo sư tại Đại học Bang Georgia, Mỹ, cho biết. "Chỉ riêng trong năm 2015, IS đă triển khai hơn 80 trẻ em đánh bom tự sát".
Theo CBS News, cậu bé bị bắt ở Kirkuk khai rằng đă bị những gă đàn ông bịt mặt bắt cóc ở thành phố Mosul, sào huyệt của IS ở Iraq, và buộc phải đeo đai bom theo lệnh của chúng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên, bởi IS đă nhiều lần sử dụng những sát thủ nhí này với những mức độ thành công khác nhau.
Chỉ trước đó vài giờ, một vụ đánh bom tự sát diễn ra tại một đám cưới ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 50 người thiệt mạng. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tin rằng thủ phạm là một thiếu niên 12-14 tuổi được IS cử tới nước này để tấn công khủng bố.
Hồi tháng ba, một thiếu niên tự kích nổ tại một trận bóng đá ở Iraq, sát hại 29 người, làm bị thương 60 người. Năm 2014, một cậu bé đến đồn cảnh sát ở Baghdad, cầu xin họ tháo đai bom khỏi người, v́ cậu không muốn chết.
"Đây rơ ràng là điểm cực hạn của hành vi đánh bom tự sát", Fr. John Sawicki, chủ tịch Trung tâm Quan hệ Quốc tế tại Đại học Duquesne, nhận định. Ông này cho rằng hành vi lợi dụng trẻ em để tấn công tự sát ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, khi các loại thuốc nổ trở nên gọn nhẹ hơn. Ngoài IS, nhiều tổ chức khủng bố khác như Boko Haram ở Nigeria, Taliban ở Afghanistan đều lợi dụng những đứa trẻ để thực hiện những vụ đánh bom tự sát kinh hoàng.
Theo các chuyên gia an ninh, trẻ em thường bị các tổ chức khủng bố lợi dụng để đánh bom tự sát bởi chúng thường được cộng đồng quan tâm, bảo vệ và ít bị nghi ngờ hơn, do đó có thể tiếp cận mục tiêu dễ dàng hơn so với người lớn.
"Đó chắc chắn là lư do bọn trẻ được triển khai – để qua mặt những hệ thống pḥng thủ được thiết kế nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố 'thông thường'", John Feffer, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách, cho hay. "Đó cũng là lư do những phụ nữ đánh bom tự sát thường thu được thành công lớn".
Thế nhưng, khi lực lượng an ninh ngày càng cảnh giác hơn với mối đe dọa từ những sát thủ nhí hay phụ nữ đánh bom tự sát này, nguy cơ một sĩ quan bắn hạ một đứa trẻ vô tội là rất lớn, và hành động đó sẽ lại trở thành công cụ tuyên truyền cho những kẻ khủng bố, theo ông Sawicki.
Cảnh sát Iraq khống chế cậu bé mang đai bom tự sát
"Trẻ em dễ dàng bị thao túng hơn so với phụ nữ. Chúng có địa vị thấp hơn, nên nhiều đứa trẻ luôn muốn có những hành động để nâng cao vị thế, trong khi đầu óc non nớt của chúng chưa hiểu nhiều về cái chết, lại dễ dàng bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan bởi các thành viên trong gia đ́nh hay phiến quân", Sawicki nói. Nếu tỏ ra nghi ngờ về những điều được răn dạy, chúng dễ dàng bị phiến quân tra tấn hoặc hành h́nh.
Lừa gạt
Vụ tấn công bất thành ở Kirkuk cho thấy một trong những điểm bất lợi của việc sử dụng trẻ em làm chiến binh đánh bom tự sát. Nếu một đứa trẻ bị ép buộc thực hiện hành động nào đó, chúng có thể có những hành động phản kháng hoặc bất tuân mệnh lệnh một cách khó lường vào thời điểm quan trọng nhất.
"Những đứa trẻ này vừa là thủ phạm nhưng cũng là nạn nhân, cũng giống như đội quân sát thủ nhí của phiến quân Boko Haram", Feffer nói. Ngay cả những chiến binh trưởng thành của IS cũng nhiều khi t́m cách đào tẩu, và dữ liệu gần đây cho thấy rất nhiều kẻ như vậy có kiến thức rất mù mờ về đạo Hồi.
Các cuộc phỏng vấn với những đứa trẻ từng có ư định đánh bom tự sát càng củng cố niềm tin rằng chúng thường bị phiến quân thao túng, lừa gạt để thực hiện hành vi cực đoan.
Một cậu bé người Afghanistan kể với phóng viên Telegraph vào năm 2012 rằng phiến quân hứa rằng cậu sẽ không hề hấn ǵ sau vụ nổ. Chỉ vài phút trước khi kích nổ đai bom gắn trên người, cậu bé mới nhận ra đó chỉ là lời nói dối.
"Họ nói với bọn cháu rằng quả bom sẽ không giết chết bọn cháu, chỉ có người Mỹ mới chết và bọn cháu có thể lành lặn trở về", một cậu bé đánh bom tự sát khác ở Pakistan kể lại.
Một cô bé 10 tuổi th́ nói rằng người anh trai làm chỉ huy trong tổ chức Taliban đă trao đai bom cho cô và bảo cô tấn công một đồn cảnh sát, hứa hẹn rằng cô sẽ không sao hết.
Trong hoàn cảnh bị vây đánh từ nhiều hướng, hứng chịu nhiều thất bại trên chiến trường, IS đang coi những vụ đánh bom tự sát do trẻ em thực hiện như một "liều thuốc" để cứu văn danh tiếng của chúng, các chuyên gia nhận định.
"IS biết rằng đánh bom tự sát bằng trẻ em sẽ khiến chúng càng trở nên nổi tiếng hơn. Điều đó cũng cho thấy phiến quân sẽ làm bất cứ điều ǵ có thể để đạt được mục tiêu, đó là gieo rắc nỗi sợ hăi cho đối thủ", Feffer cho biết.
Trong khi nhiều nhóm khủng bố cảm thấy nhục nhă khi phải sử dụng đến trẻ em, IS lại công khai quảng bá thủ đoạn này trên các trang tuyên truyền, gọi những đứa trẻ đó là "mầm non của đế chế". Những đứa trẻ nếu không bị sử dụng cho các cuộc tấn công tự sát sẽ được "nhồi sọ", đào tạo để trở thành chiến binh tương lai cho phiến quân.
"Lợi dụng trẻ em là một trong những h́nh thức chiến tranh tâm lư hiệu quả và gây tác động sâu sắc nhất. Những vụ tấn công do trẻ em gây ra tạo cảm giác tuyệt vọng tột cùng, bởi vậy các nhóm khủng bố đang tăng cường sử dụng trẻ em để giết hại những đứa trẻ khác", ông Horgan nói.
Điều đau buồn là bố mẹ của những đứa trẻ bị bắt cóc ở Syria, Iraq và nhiều quốc gia chiến sự khác không thể làm ǵ để bảo vệ con em ḿnh trước nanh vuốt của những kẻ khủng bố. "Một trong những điều quan trọng nhất của chúng ta là giữ cho trẻ em được an toàn về thể xác, nhưng ở nhiều đất nước, điều đó là không thể", chuyên gia Sawicki nhấn mạnh.