Mặc dù Trung Quốc đưa ra lời đe dọa sẽ ra tay nếu Nhật Bản tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, đằng sau lời đe dọa này là sự lo âu của chính quyền Trung Quốc. Họ run rẩy là v́ sức mạnh vô biên nếu Mỹ - Nhật kết hợp với nhau th́ Trung Quốc khó ḷng trụ nổi ở Biển Đông.
Ngày 20/8, Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Tŕnh Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chức cấp cao Nhật Bản rằng: Tokyo sẽ "vượt lằn ranh đỏ" nếu để các tàu chiến của lực lượng pḥng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia chiến dịch tự do đi lại nhằm loại bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc cảnh báo về tuần tra chung Mỹ - Nhật
Thậm chí, quan chức ngoại giao của Trung Quốc c̣n khẳng định là nếu Nhật Bản có hành động như cảnh báo th́ Bắc Kinh có thể đáp trả bằng hành động quân sự.
Theo nguồn tin mật của Japan Times, ông Tŕnh nói với các quan chức cấp cao của Nhật Bản rằng Tokyo không nên tham gia vào một "hành động Quân sự chung với quân đội Mỹ với mục đích là loại bỏ Trung Quốc khỏi Biển Đông".
Ông Tŕnh c̣n nói Trung Quốc "không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và không sợ những hành động khiêu khích quân sự".
Thông điệp của Đại sứ Trung Quốc được cho là rơ ràng và nhấn mạnh Nhật Bản không được "can thiệp" vào t́nh h́nh Biển Đông, khu vực mà Nhật không hề có tuyên bố chủ quyền.
Đáp trả lại lời cảnh báo trên, một quan chức Nhật Bản nói với ông Tŕnh rằng Tokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ động thái xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông của Bắc Kinh nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Điều Trung Quốc lo sợ
Lời cảnh báo của Trung Quốc được đưa ra không lâu sau khi Lực lượng Pḥng vệ Biển của Nhật Bản (SDF) hôm 5/4 thông báo rằng, sẽ cử tàu khu trục Ise đi vào Biển Đông và đi ngang qua các đảo hoặc lănh thổ có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Các quan chức của SDF cho hay hoạt động của tàu Ise không liên quan đến các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ đă tiến hành gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp lên ở Biển Đông. Nhưng động thái này có thể được xem là một nỗ lực chung của Nhật Bản và Mỹ để chống lại việc Trung Quốc mạnh mẽ đ̣i chủ quyền ở vùng biển.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 1/5 Cựu đô đốc hải quân Jonathan Greenert đã lên tiếng thúc giục Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản cân nhắc tuần tra chung ở Biển Đông khi căng thẳng gia tăng v́ hành vi quân sự hóa của Trung Quốc.
''Chúng tôi là những đồng minh rất thân cận. Các đồng minh có thể hoạt động ở bất cứ đâu'', Jonathan Greenert, cựu chỉ huy Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, nhắc tới liên minh Mỹ - Nhật Bản theo Hiệp ước an ninh song phương năm 1960.
Theo Kyodo, phát biểu của ông Greenert ngày 1/5 ám chỉ việc hai lực lượng cần mở rộng hợp tác, bên cạnh hoạt động đào tạo. Greenert kêu gọi Hải quân Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản (SDF) cân nhắc tuần tra chung trên Biển Đông. Các hoạt động đầu tiên giữa hai nước sẽ bao gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Mỹ bắt đầu điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông với lư do "bảo vệ quyền tự do hàng hải" vào tháng 10/2015. Nhật Bản không có kế hoạch tham gia chiến dịch này nhưng để ngỏ khả năng điều tàu của SDF theo bảo vệ tàu Mỹ.
Đáng chú ý, ngày 21/8 Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đă đi vào lănh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Điều này rất có thể sẽ khiến Nhật Bản suy nghĩ lại việc tham gia FONOP cùng với Mỹ nhằm kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc trên Thái Bình Dương.
Về phía Việt Nam, cuối tháng 1/2016, khi tàu hải quân Mỹ thực hiện FONOP ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: ''Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lănh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế'' và ''Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế".
Therealtz © VietBF