TQ diễn giỏi thật
Bảo sao mà bị cả thế giới tẩy chay
Không thể nghe lời TQ nói được
Chiến lược tổng thể của Trung Quốc là tránh xung đột, nhất là với Mỹ, song đang tiến hành những bước đi hung hăng về quân sự.
Khẩu hiệu giấu ḿnh
Tờ National Interest của Mỹ mới đây có bài viết nhận định, chiến lược lâu dài của Trung Quốc là: Hợp tác, cạnh tranh và tránh xung đột. Biển Đông là một điểm nóng được Trung Quốc hết sức chú ư, song nước này có chiến lược và mục tiêu tổng thể rộng hơn.
Theo báo Mỹ, Trung Quốc đang nổi lên và trở thành một cường quốc lớn sau nhiều thế kỷ bị nước ngoài xâm lược. Nhà lănh đạo Đặng Tiểu B́nh đă quyết định cải cách kinh tế, cho phép Trung Quốc phát triển thành một trong những cường quốc lớn nhất và có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Một trong những khẩu hiệu nổi tiếng của nhà lănh đạo này là “giấu ḿnh chờ thời”.
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc thách thức Mỹ cũng như các quốc gia lân cận về cả lĩnh vực pḥng thủ và tấn công sau nhiều năm bị coi là “sỉ nhục” do ngoại bang xâm lược. Tuy vậy, National Interest vẫn đánh giá chiến lược của Trung Quốc nh́n chung là thận trọng, tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ cho đến khi các lực lượng đă hoàn toàn sẵn sàng.
Dàn xe thiết giáp trang bị súng pḥng không của Trung Quốc tham gia duyệt binh ngày 3/9/2015 tại Bắc Kinh
Trung Quốc đang sử dụng các phương tiện không đối xứng như việc bồi đắp, tôn tạo các rạn đá ở Biển Đông, trỗi dậy một cách an toàn ở châu Á mà không gây ra bất kỳ xung đột nghiêm trọng nào.
Yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông cũng như với các đảo mà Nhật Bản hiện đang quản lư, mở rộng khu vực hải quân và không phận có thể giúp quốc gia này khẳng định sức mạnh và lợi ích mới của ḿnh.
Vấn đề đặt ra, ngay cả với Trung Quốc, là nước này sẽ đi xa tới đâu và ảnh hưởng thế nào tới cán cân quyền lực ở châu Á-Thái B́nh Dương và nền kinh tế toàn cầu?
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là hoàn thành việc xây dựng một xă hội thịnh vượng trên mọi lĩnh vực vào năm 2021, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập và xây dựng một đất nước xă hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, vững mạnh, dân chủ, nâng cao văn hóa và hài ḥa vào năm 2049, khi nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đánh dấu chặng đường 100 năm.
Trung Quốc cần sức mạnh quân sự để thực hiện các mục tiêu của ḿnh
National Interest cho rằng nhiệm vụ ṇng cốt để Trung Quốc thực hiện giấc mơ của ḿnh là gia tăng sức mạnh quân sự. Nếu không có sức mạnh quân sự th́ một quốc gia không thể an toàn và cũng không thể vững mạnh.
Trong giai đoạn lịch sử mới, mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng một quân đội vững mạnh trong t́nh h́nh thế giới mới. Nhưng bản thân Trung Quốc tự hiểu rằng những tiến bộ thực tế của họ trong việc mở rộng quyền lực ra phía Đông Thái B́nh Dương, xây dựng khả năng chiến đấu cả trên biển lẫn trên không dọc theo toàn bộ bờ biển của họ, xây dựng “các đảo" mới, củng cố sức mạnh tiến vào Ấn Độ Dương và tạo ra con "đường tơ lụa" mới đều có những hạn chế nhất định.
Sách trắng của Trung Quốc năm 2015 đă nhấn mạnh đất nước này cần thực hiện cuộc cải cách quân sự trên quy mô lớn và chính sách ngoại giao thận trọng trong bối cảnh đang phải đối mặt hàng loạt vấn đề phức tạp cả trong và ngoài nước.
Thực tế hung hăng
Chiến lược tổng thể là vậy, song trên thực tế, National Interest cho rằng Trung Quốc đang chơi một “canh bạc” khi quyết định đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giành quyền bá chủ khu vực, và xa hơn là thống trị trên toàn cầu.
Các thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc đă xây dựng các nhà để máy bay kiên cố, các kho chứa tên lửa với mục tiêu chuẩn bị công bố thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và vùng cấm quân sự ở Biển Đông.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) vừa công bố một số bức ảnh chụp vệ tinh hồi cuối tháng 7 cho thấy Trung Quốc dường như đă xây dựng các nhà để máy bay kiên cố trên đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành khăn.
Mỗi nhà để máy bay có thể chứa được ít nhất là 24 máy bay chiến đấu, và ṭa nhà lớn nhất có thể chứa được tới khoảng 72 chiếc, gần gấp đôi sức chứa của tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới.
Nếu triển khai các phi đội này, Trung Quốc sẽ đủ sức chiếm giữ ưu thế trên không trong một thời gian tương đối dài. Trong khi đó, sự kiên cố của các ṭa nhà để máy bay cũng có thể giúp bảo vệ phi đội của Không quân Trung Quốc trước các cuộc tấn công, trừ những loại vũ khí hạng nặng và tối tân nhất.
CSIS cũng cho biết trong số các cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng trên một số ḥn đảo nhân tạo này có cả những ngọn tháp và cấu trúc h́nh lục giác chưa được nhận diện rơ. “Các kết cấu chưa xác định” có h́nh dạng tương tự các nhà kho tên lửa thường thấy trên khắp lănh thổ của Trung Quốc.
Việc lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối đất YJ-62 giúp Trung Quốc pḥng thủ trước các cuộc tấn công và thâm nhập từ phía Nam Biển Đông. Trong khi hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9A - được so sánh như phiên bản Trung Quốc của hệ thống pḥng thủ tên lửa tân tiến S-300 do Nga chế tạo - sẽ hạn chế khả năng tác chiến của các máy bay chiến đấu chiến thuật trong khu vực.
Các kết cấu h́nh lục giác giống nhà kho tên lửa trên đá Xu Bi
National Interest khuyên giới hoạch định chính sách Mỹ không nên quá tự tin vào khả năng của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F-16 hay FA-18 Hornet trong trường hợp căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.
Nếu Trung Quốc triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D trên một hoặc các căn cứ mà họ xây dựng trên biển, Hải quân Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn tiếp cận cảng quân sự tại Singapore và buộc phải trông cậy vào các căn cứ khác ở Australia, Trân Châu cảng hay các căn cứ ở Nhật Bản.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ lợi dung giai đoạn “chuyển tiếp” hậu bầu cử và chờ tân tổng thống Mỹ nhậm chức để bắt đầu hành động, với sự tự tin rằng những biến động tại Nhà Trắng có thể sẽ buộc Mỹ phải chấp nhận “sự đă rồi” mà không có những phản ứng quá gay gắt.
Theo National Interest, việc thiếu vắng những hành động cương quyết sẽ chẳng khác nào “bật đèn xanh” cho Trung Quốc.