Những thói ăn cơm của người Việt nên bỏ ngay không rước họa vào thân. Nhất là gắp thức ăn cho người khác sẽ có rất nhiều vi khuẩn xâm phạm. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Bữa cơm hàng ngày của người Việt thường không thể thiếu các món mặn, rau và canh. Và cũng rất nhiều người có thói quen chan canh vào ăn chung với cơm để dễ nhai nuốt, một số bố mẹ cho con ăn cách này để con ăn nhanh hơn nhưng không hề biết hành động đó là vô cùng gây hại cho sức khỏe , đặc biệt là dạ dày.
Các nghiên cứu về sức khỏe chỉ ra rằng, trong lúc tiêu thụ thực phẩm mà vừa chứa chất rắn và nhiều chất lỏng, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại. Tức là không chỉ chan canh vào cơm, mà vừa ăn vừa uống nước cũng gây hại cho dạ dày của bạn. Ăn uống theo cách này 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa cũng như dạ dày.
(Ảnh: Internet)
Khi chúng ta nhai, trong nước bọt sẽ tiết ra một loại enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có lợi cho sức khỏe. Hành động chan canh vào cơm vô tình làm dịch tiêu hóa bị pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác trơn tru nhanh no nhưng gây khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hơn.
Nên tập ăn cơm khô nhai chậm, nhai kĩ để bảo vệ sức khỏe và đường tiêu hóa, cũng như tập các thói quen ăn uống khoa học cho con trẻ từ bé, để tránh các bệnh đáng tiếc về sau.
Bên cạnh việc chan canh vào cơm, ta cũng không nên vừa ăn vừa uống trong mỗi bữa cơm, đặc biệt là các loại nước có ga. Vì trong các loại nước có ga thường chứa lượng lớn carbon dioxide gây áp lực, dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.
Một số thói quen khác được khuyến cáo nên từ bỏ để có sức khỏe tốt hơn
1. Hạn chế gắp thức ăn cho người khác
Có gần 80 triệu vi khuẩn trong khoang miệng của mỗi người, và dễ dàng lây qua con đường ăn uống qua các thói quen như dùng đũa gắp thức ăn hoặc chấm chung chén chấm. Dẫu biết rằng, hành động gắp thức ăn là nét văn hóa, thể hiện sự hiếu khách của người Việt nhưng chúng ta nên hạn chế lại, để tránh gây hại sức khỏe cho bản thân và người khác. Hơn thế nữa, chưa chắc món ta gắp người khác lại thích ăn. Nếu vẫn muốn thể hiện tấm chân tình, khi gắp bạn nhớ xoay đầu đũa hoặc dùng 1 đôi đũa sạch khác nhé.
2. Uống nước trà đậm đặc sau khi ăn
Người Việt ta thường có thói quen uống 1 cốc trà đặc sau khi ăn để làm sạch và thơm miệng, nhưng điều này không hề tốt. Dù trong trà chứa nhiều thành phần chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, nhưng uống trà đặc sau khi ăn sẽ khiến cản trở hấp thụ protein cho cơ thể. Vì trong lá trà chứa hàm lượng cao axit tannic, kết hợp với lượng thức ăn chứa protein trong dạ dày sẽ hình thành kết tủa, làm cơ thể không hấp thu được dưỡng chất.
Hơn thế nữa các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Theo Tri thuc tre