Mới đây, các bác sĩ tại bang Nam Australia đã vô cùng kinh hoàng khi phát hiện trong bụng một bé trai 3 tuổi có một cá thể sán dây khổng lồ dài tới 12m. Lý do có sự tồn tại của sán dây này là do cậu bé đã từng ăn cá sống.
Trên thực tế sán dây khổng lồ không phải điều hiếm gặp tại các nước châu Á, đặc biệt tại các quốc gia có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển, tình trạng mất vệ sinh phổ biến và người dân không ăn chín uống sôi. Tuy nhiên, điều này là hiếm gặp tại Australia và trên thực tế, việc các bác sĩ phát hiện 1 con sán khổng lồ dài 12 bên trong cơ thể 1 đứa bé 3 tuổi gần đây khiến nhiều người vô cùng kinh ngạc.
Cậu bé 3 tuổi đến từ bán đảo Eyre gần cảng Lincold, Nam Australia được chẩn đoán có sán dây Thái Bình Dương trong cơ thể vào năm ngoái sau khi liên tục ăn cá sống mà cha cậu bắt được.
Mẫu sán được lấy ra từ cơ thể cậu bé có kích thước lên tới 12m. Sau đó, nó đã được gửi tới trường đại học để chờ các kết quả phân tích vào nghiên cứu được công bố vào ngày hôm nay.
Loại sán dây kí sinh trùng phổ biến tại các loài động vật ăn cá như gấu và hải cẩu tại bán cầu Bắc, chứ không phải tại Australia. Tuy nhiên, giáo sư về kí sinh trùng Andrew Thompson cho rằng có thể còn nhiều ca tương tự như vậy.
Trong khi các triệu chứng thường khó nhận biết với bệnh nhân, các nghiên cứu đều cho thấy những người mắc chứng bệnh này đa số sống gần biển và có thói quen ăn cá sống. Với những người nghiện các món ăn như sushi hay sashimi, việc mắc những loại sán này trong cơ thể là hoàn toàn dễ thấy.
Dù đã được cảnh báo về việc tiêu thụ thực phẩm sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán nhưng có vẻ người dùng vẫn không mặn mà lắm với cảnh báo này. Sushi và sashimi đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người và được bày bán từ nhà hàng cho tới siêu thị. Hơn nữa, với bé trai 3 tuổi trên, đa phần các món cá cậu ăn đều được người cha chế biến qua loa và mới bắt nên lượng sán còn trong thực phẩm là rất cao.
Theo các bác sĩ, khi cậu bé được đưa tới bệnh viện vào ngày 29/7/2015, em có các biểu hiện như ăn không ngon hay tiêu chảy cả tháng. Mặc dù cậu bé chưa bao giờ đi nước ngoài nhưng việc ăn sống các loại cá như cá ngừ vây xanh, cá dê phương Nam, cá đục đốm làm tăng nguy cơ mắc sán.
Rất may mắn, em đã được điều trị kịp thời và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chắc chắn từ giờ tới già, cậu bé này sẽ cạch ăn cá sống và sushi.
Therealtz © VietBF