Trương Mỹ Lan cho hay, bản thân không biết luật, chỉ biết kinh doanh, đầu tư và chưa bao giờ cần tiền cho riêng bị cáo mà tiền đó là cho anh em SCB.
Ngày 7/11, Ṭa án nhân dân Cấp cao tại TPHCM tiếp tục phiên ṭa phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm trong giai đoạn 1 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài G̣n (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Tŕnh bày nội dung kháng cáo, phần lớn các bị cáo mong muốn được xem xét giảm nhẹ h́nh phạt với lư do bản thân chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, chịu áp lực từ cấp trên và mong muốn "vực dậy" SCB thời điểm khó khăn khi tái cơ cấu.
Tại phiên xử chiều 7/11, bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục bày tỏ nguyện vọng xin giữ lại biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 Vơ Văn Tần. Bên cạnh đó, bà Lan c̣n đề nghị được nhận lại các tài sản bao gồm nhà số 78 Nguyễn Huệ; nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ (hiện đang cho Ngân hàng Thương mại CP Sài G̣n (SCB) thuê làm trụ sở); nhà đất số 24 Lê Lợi; nhà đất số 21-21A Trần Cao Vân; nhà đất số 193 Trần Hưng Đạo, nơi đặt trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (cùng toạ lạc TP HCM).
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan cũng đề nghị HĐXX xem xét để bà được nhận lại 5.000 tỷ đồng đă góp vào SCB nhằm tăng vốn điều lệ nhưng chưa kịp hoàn tất trước khi bà bị bắt. Bà Lan cho biết số tiền này sẽ được sử dụng để khắc phục hậu quả vụ án.
Trả lời vấn đề này, đại diện SCB cho biết ngân hàng hoàn thành các thủ tục để tăng vốn điều lệ năm 2021. Số tiền 5.000 tỷ đồng nói trên đă ḥa vào ḍng tiền chung, nhưng hiện chưa có giấy chứng nhận tăng vốn.
Tại toà, phía SCB tŕnh bày 5 nội dung kháng cáo. Trong đó có nội dung yêu cầu Công ty Tuần Châu hoàn trả hơn 6.000 tỷ đồng.
Cụ thể, theo bà Lan, khoản tiền 6.000 tỷ đồng mà SCB yêu cầu Công ty Tuần Châu phải hoàn trả là số tiền mà Công ty Cổ phần T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc (do ông Đào Hồng Tuyển sở hữu) đă vay mượn từ bà, và không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của SCB.